Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 4: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 4: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

LỄ HỘI DÂN GIAN ĐẶC SẮC CỦA DÂN TỘC CHĂM Ở NINH THUẬN

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Xuất xứ: Văn bản được đăng trên báo thegioidisan.vn

- Thể loại: văn bản thông tin 

- Bố cục:

+ Phần 1: Giới thiệu về lễ hội Ka-tê và thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.

+ Phần 2: Phần nghi lễ của lễ hội Ka-tê.

+ Phần 3: Phần hội với những hoạt động, trò chơi của mọi người tham gia.

- Nhan đề cung cấp thông tin về đề tài (lễ hội dân gian), phạm vi nội dung của văn bản (lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận) và thái độ đánh giá của người viết (đặc sắc). Tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề vì muốn tạo ra sự tò mò cho độc giả, hơn nữa phần sa pô sẽ cung cấp thông tin đó ngay dưới nhan đề.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Giới thiệu về lễ hội Ka-tê và thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.

- Phần sa-pô là lời giới thiệu, đóng vai trò rất lớn quyết định việc đọc tiếp hay dừng của độc giả. Bên cạnh đó có vai trò định hướng, làm cho bài viết mạch lạc và đảm bảo tính logic.

- Nội dung đoạn 1:  Đoạn 1 nói về thời gian, hoàn cảnh diễn ra lễ hội Ka-tê. Đồng thời đoạn 1 cũng nêu ra được thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê của trước đây và thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê của ngày nay, từ đó so sánh và làm rõ sự thay đổi, khác biệt.

2. Phần nghi lễ của lễ hội Ka-tê

- Đoàn người Chăm và Ra-glai mới tổ chức rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Thầy cả lễ vinh dự dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp.

- Ông khoác trên người áo choàng và đầu chít khăn, chúng đều mang màu trắng. Phía sau thầy cả lễ là các vị chức sắc, thanh niên và trí thức Chăm.

- Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên. Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống.

- Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng.

- Tiếp đó là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la), thổi kèn bầu.

3. Phần hội với những hoạt động, trò chơi của mọi người tham gia

- Phần hội diễn ra vô cùng sôi động, vui vẻ, mọi người đều tham gia vào các trò chơi, điệu hát để thể hiện mong muốn của cả cộng đồng về mùa màng tươi tốt và cuộc sống ấm no, không khí rất tưng bừng và hạnh phúc.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về lễ hội Ka-tê một cách khách quan, đầy đủ, chân thực

- Thể hiện được những nét văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thờ cúng, sinh hoạt văn hóa, phần nào cho thấy đời sống tâm linh phong phú của người Chăm.

- Cho thấy tình cảm yêu mến, trân trọng của người đưa tin với những giá trị văn hóa của dân tộc.

2. Nghệ thuật

- Văn bản sử dụng ngôn từ rõ ràng, rành mạch, khách quan, phù hợp với văn bản thông tin.

- Bố cục hợp lý, cung cấp thông tin một cách khách quan.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh và miêu tả, tự sự, tăng tính hiệu quả của việc thể hiện thông tin.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 4: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com