Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 2: Cảm xúc mùa thu

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 2: Cảm xúc mùa thu. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

 CẢM XÚC MÙA THU

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thơ Đường luật

- Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hoá Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam).

 2. Một số yếu tố trong thơ Đường luật

- Hình ảnh: thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.

- Gieo vần: thông thường chỉ gieo một vần và là vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1,2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).

- Đối: nghệ thuật đối khá đa dạng.

+ Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ,...).

+ Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đối về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.

3. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

– Đỗ Phủ (712 – 770), biểu tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y.

– Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc.

– Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh.

b. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác:  Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm Thu hứng gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.

3. Đọc văn bản

 - Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật (chữ Hán)

- Đề tài: viết về thiên nhiên và tình cảm với quê hương (thơ vịnh cảnh).

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh mùa thu

+ Phần 2 (4 câu còn lại): Tình thu

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Bốn câu thơ đầu: Cảnh thu

* Hai câu đề:

- Hình ảnh thơ cổ điển, là những hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu ở Trung Quốc: “ngọc lộ”, “phong thụ lâm”.

+ "Ngọc lộ": Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dày đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.

+ "Phong thụ lâm": hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu.

- “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.

- “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.

 * Hai câu thực:

- Hướng nhìn của bức tranh của nhà thơ di chuyển từ vùng rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng.

- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng - vọt lên tận trời (thấp - cao), mây - sa sầm xuống mặt đất (cao - thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:

+ Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất.

+ Chiều sâu: sâu thẳm.

+ Chiều xa: cửa ải.

=> Không gian hoành tráng, mĩ lệ.

=> Bốn câu thơ vẽ nên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, hoành tráng, dữ dội.

=> Tâm trạng buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, âm u.

- Nhận xét: Cảnh sắc được miêu tả ở thế tĩnh cho thấy cảnh vật tuy dữ dội nhưng đìu hiu, buồn bã. Hai câu thực ở trạng thái động cho thấy sự chuyển động mạnh mẽ của đất trời và lòng người -> Hình ảnh tĩnh và động đó hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thu sinh động.

- Vị trí quan sát: bài thơ là cái nhìn hướng ra ngoại cảnh; nhà thơ nhìn cảnh vật từ nhiều góc độ khác nhau: nhìn gần, nhìn xa, có sự quan sát từ lòng sông lên tận lưng trời rồi lại dõi theo sự chuyển động của mây và sóng, khí núi từ trên cao xuống mặt đất thấp, cho thấy một sự quan sát tổng thể và chi tiết cảnh vật từ nhiều vị trí.

2. Bốn câu thơ cuối: Tình thu

* Hai câu luận

- Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:

+ Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu.

+ Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt hoặc khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

+ Hoa cúc tượng trưng cho cho phẩm chất của người nho sĩ có nhân cách, bình dị, khiêm nhường, nho nhã.

-> Dù hiểu theo cách nào thì cũng giúp chúng ta thấy được tâm sự buồn của tác giả.

+ “Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.

- Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:

+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại.

+ “ Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê.

- Tác giả đã đồng nhất giữa tình và cảnh trong hai câu thơ.

-> Hai câu thơ diễn tả nỗi lòng da diết, dồn nén nỗi nhớ quê hương của tác giả.

* Hai câu kết

- Hình ảnh:

+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét.

+ Giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông.

- Âm thanh: tiếng chày đập vải.

-> Âm thanh báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê.

⇒ Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.

- Nhận xét: Tình cảm của tác giả thể hiện rõ hơn trong bốn câu thơ cuối bằng những hình ảnh cụ thể, gợi nhớ, gắn bó với quê nhà, qua đó cho thấy niềm thương cảm cho gia đình và thân phận phải tha phương nơi đất khách quê người của nhà thơ.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

2. Nghệ thuật

- Tứ thơ trầm lắng, u uất

- Lời thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện

- Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình.

- Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Cảm xúc mùa thu, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com