[toc:ul]
1. Khái niệm và vai trò của sinh sản
Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm của loài, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Sinh sản duy trì sự tồn tại của loài, đồng thời truyền thông tin di truyền qua các thế hệ cá thể.
Con người vận dụng những hiểu biết về sinh sản ở sinh vật vào các hoạt động kinh tế, xã hội cũng như chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân.
2. Các hình thức sinh sản
a) Sinh sản vô tính
Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó các cá thể mới được tạo thành từ cá thể thế hệ trước, không có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử.
Cơ sở di truyền: nguyên phân.
Đặc điểm của cá thể con: Hệ gene của cá thể con giống với cá thể thế hệ trước và giống nhau.
Vai trò:
Đại diện thường gặp: Vi khuẩn, sinh vật nguyên sinh và thực vật.
b) Sinh sản hữu tính
Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cá thể mới.
Cơ sở di truyền: Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Đặc điểm của cá thể con: Hệ gene không hoàn toàn giống với cá thể thế hệ trước và các cá thể con không hoàn toàn giống nhau.
Vai trò:
Đại diện thường gặp: Hầu hết động vật và thực vật bậc cao.
Các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật là sự truyền đạt vật chất di truyền, hình thành cơ thể mới và điều hòa sinh sản.
Vật chất di truyền: quy định đặc điểm của sinh vật và được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
→ Cá thể con được sinh ra mang các đặc điểm chung của loài cũng như nhiều đặc điểm của các cá thể bố mẹ.
Cơ chế: qua nguyên phân ở sinh sản vô tính; qua nguyên phân, giảm phân và tái tổ hợp trong thụ tinh ở sinh sản hữu tính.
Cơ thể mới có thể được hình thành từ một tế bào sinh dưỡng, từ một phần của cơ thể mẹ hoặc từ tế bào hợp tử.
Quá trình sinh sản ở sinh vật được điều hòa từ mức độ phân tử, tế bào tới cơ thể.
→ Sự điều hòa quá trình sinh sản chịu tác động bởi các tác nhân từ môi trường sống của sinh vật.