HS tự liên hệ thực tế ở địa phương.
Ví dụ: Một số cản trở việc áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt là:
- Chi phí đầu tư cao
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể vận hành hệ thống thiết bị trong trồng trọt công nghệ cao.
Đề xuất một số biện pháp:
- Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo ra sản phẩm hàng hóa và ổn định; đồng thời bảo tồn và phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của địa phương.
- Đổi mới tư duy về các hoạt động khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo hướng từ sản xuất nông hộ nhỏ lẻ sang sản xuất, kinh doanh tập trung quy mô lớn gắn với tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh các mô hình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ.
- Tăng cường cơ chế chính sách hỗ trợ các mô hình ứng dụng quy trình sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, các quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
- Ưu tiên các đề tài ứng dụng , dự án liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng các công nghệ, thiết bị chế biến sâu, công nghệ,...