Trình bày bối cảnh xã hội,đặc điểm của văn học viết Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết XIX?

Trình bày bối cảnh xã hội,đặc điểm của văn học viết Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết XIX?

Câu trả lời:

Bối cảnh xã hội,đặc điểm của văn học viết Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết XIX ( Văn học trung đại ): 

Đây là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

  • Văn học chữ Hán (tồn tại cho tới cuối TK XIX – đầu TK XX): Chịu ảnh hưởng của các học thuyết lớn phương Đông như Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang. Tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.
  • Thơ Thiền Lí - Trần, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi thuộc về bộ phận văn học chữ Hán. Các nhà thơ yêu nước và nhân đạo lớn thời trung đại như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát... đều có sáng tác thơ chữ Hán.
  • Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn. Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa, dân chủ hóa của văn học trung đại
  • Văn học chữ Nôm phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở thế kỉ XVIII. Nhiều thành tựu quan trọng của văn học Việt Nam nằm trong văn học chữ Nôm. Có thề kể đến thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan..., truyện Nôm bác học: Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Truyện Kiều của Nguyễn Du, truyện Nôm bình dân Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa, các ngâm khúc như: Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm khúc bản dịch của Đoàn Thị Điểm, các bài hát nói.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net