Trình bày đặc điểm nhận biết và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả, rầy nâu hại lúa.
5. Trình bày đặc điểm nhận biết và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả, rầy nâu hại lúa.
Câu trả lời:
|
Ruồi đục quả
|
Rầy nâu hại lúa
|
Đặc điểm nhận biết
|
- Ruồi đục quả trưởng thành dài gần 1cm, cơ thể màu vàng hoặc đen, bụng tròn; ngực có hai sọc vàng rộng, đốt bụng có chữ T màu đen.
- Trứng có màu trắng trong hoặc vàng kem, hình trụ thon, dài và đầu hơi nhọn.
- Sâu non (dòi) có màu trắng đục hơi vàng, không có chân, móc miệng có màu đen. Nhộng có màu nâu kem.
- Trên quả bị ruồi đục phá có các vết chính màu đen, sau chuyển nâu. Phần thịt quả bị thối, quả rụng.
|
- Rầy trưởng thành có màu nâu, thân dài khoảng 3-5mm. Có hai dạng rầy trưởng thành: loại cánh dài và loại cánh ngắn.
- Trứng được đẻ thành ổ giống hình nải chuối ở bẹ lá, có màu trắng đục.
- Rầy nâu chích hút nhựa cây làm cho cây bị khô héo và chết. Khi mật độ rầy cao, lúa chết thành từng đám gọi là cháy rầy.
|
Biện pháp phòng trừ
|
- Vệ sinh đông ruộng, sử dụng túi bọc quả, thu nhặt và tiêu hủy quả rụng.
- Sử dụng bẫy để thu bắt ruồi trưởng thành.
- Dùng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn.
|
- Sử dụng giống kháng bệnh là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu
- Sử dụng biện pháp xử lí hạt giống, vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng thời vụ, tránh mùa vụ gối nhau, bón phân đúng lúc và cân đối.
- Sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định và sử dụng kẻ thù tự nhiên như thả vịt, thả cá rô phi, bọ xít mù xanh... và chế phẩm sinh học.
|