Trong lời thách cưới, cô gái đã thách cưới bằng lễ vật gì? Cách nói của cô gái có gì đặc biệt? Qua lời thách cưới, em hiểu gì về tâm hồn của cô gái?

Trong lời thách cưới, cô gái đã thách cưới bằng lễ vật gì? Cách nói của cô gái có gì đặc biệt? Qua lời thách cưới, em hiểu gì về tâm hồn của cô gái?

Câu trả lời:

Lời thách cưới của cô gái: 

  • Cô gái bắt đầu thách cưới. Đối lập với " Người ta thách lợn thách gà" đó là thách " một nhà khoai lang". Khoai lang chính là sản vật mà người nông dân có thể trồng được.  Sự độc đáo, bất thường trong lời thách cưới bởi những lễ vật ấy bình dị đến mức tầm thường. Chính điều này đã tạo nên tiếng cười đùa vui, hóm hỉnh.
  • Điều đặc biệt, cô gái đã thách cả nhà khoai lang nhưng với sự giảm dần về chất lượng: Củ to thì để mời làng, mời các vị có chức sắc, lớn tuổi trong làng để thể hiện sự tôn trọng và trọn tình nghĩa làng xóm. Còn đến họ hàng thì sao " Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi". Họ hàng thì dù gì cũng có tình cảm máu mủ, nên họ dễ dàng cảm thông, lượng thứ. Trẻ con cũng được ăn những củ mẻ. Còn củ rím, củ hà thì cho con lợn, con ăn.
  • Cô gái sẵn sàng đón nhận những lễ vật tầm thường, không cần lựa chọn, sắp xếp gì. Trước lời dẫn cưới của chàng trai cô gái “lấy làm sang”, cho thấy đây là cô gái dí dỏm, vui tươi không kém bạn đời. Lời nói của cô ý nhị, khiêm tốn, thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai. 

=> Thông qua lời thách cưới và dẫn cưới bất bình thường của chàng trai và cô gái đã cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu đời, hài hước của những chàng trai, cô gái thôn quê trong cảnh nghèo khó. Cô gái thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình mà vui vẻ đón nhận, vì cpp là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, sống có trước có sau, coi trọng tình nghĩa.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net