[toc:ul]
1. Nguyên lí I nhiệt động lực học (NĐLH) :
∆U = A + Q
Trong đó : A là công (J)
Q là nhiệt lượng (J)
∆U là độ biến thiên nội năng (J)
2. Quy ước về dấu của nhiệt lượng và công :
· Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng
· Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng
· A > 0: Hệ nhận công
· A < 0: Hệ thực hiện công
3. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch:
4. Nguyên lí II nhiệt động lực học :
5. Hiệu suất của động cơ nhiệt :
Trong đó : Q1 là nhiệt lượng cung cấp cho bộ phận phát động (nhiệt lượng toàn phần).
Q2 là nhiệt lượng tỏa ra (nhiệt lượng vô ích).
A = Q1 – Q2 là phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công.
Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lí I NĐLH. Nêu tên, đơn vị và quy ước dấu của các đại lượng trong hệ thức.
Nguyên lí I nhiệt động lực học (NĐLH) :
Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được trong một quá trình.
∆U = A + Q
Trong đó : A là công (J)
Q là nhiệt lượng (J)
∆U là độ biến thiên nội năng (J)
Quy ước về dấu của nhiệt lượng và công :
· Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng
· Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng
· A > 0: Hệ nhận công
· A < 0: Hệ thực hiện công
Phát biểu nguyên lí II NĐLH
Nguyên lí II nhiệt động lực học :
Trong các hệ thức sau, hệ thức nào diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình?
A. ∆U = A;
B. ∆U = Q + A;
C. ∆U = 0;
D. ∆U = Q;
Chọn D vì theo đề bài chỉ xuất hiện quá trình nung nóng khí trong bình kín không có sự xuất hiện của quá trình thực hiện công hoặc nhận công.
Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức phải có giá trị nào sau đây:
A. Q < 0 và A > 0;
B. Q > 0 và A > 0;
C. Q > 0 và A < 0;
D. Q < 0 và A < 0.
Theo quy ước về dấu chất khí nhận nhiệt Q > 0, chất khí sinh công A < 0.
Chọn C.
Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?
A. ∆U = Q với Q > 0;
B. ∆U = Q + A với A > 0;
C. ∆U = Q + A với A < 0;
D. ∆U = Q với Q < 0.
Trong quá trình này hệ không nhận công hay thực hiện công A = 0, trong quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng hệ nhận nhiệt Q > 0;
Vậy ∆U = Q với Q > 0
Chọn A.
Người ta thực hiện công 100 J để nén khi trong một xilanh. Tìm độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J.
Người ta thực hiện công tức là vật đã nhận công ⇒ A > 0 ⇒ A = 100J.
Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J ⇒ Q < 0 ⇒ Q = -20J
Độ biến thiên nội năng của khí: ∆U = Q + A = -20 + 100 = 80J
Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100J. Khi nở ra thực hiện công 70J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100J thì hệ nhận được nhiệt lượng ⇒ Q > 0 ⇒ Q = 100J
Khi nở ra thực hiện công ⇒ A < 0 ⇒ A = -70J.
Độ biến thiên nội năng của khí: ∆U = Q + A = 100 - 70 = 30J
Khi truyền nhiệt lượng 6.106J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit-tông lên làm thể tích của khí tăng thêm 0,5 m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công.
Nhắc lại công thức tính công: A = p.∆V = 8.106.0,5 = 4.106J
Do khi truyền nhiệt lương cho khí trong xi lanh tức là khí trong xilanh đã nhận được 1 lượng nhiệt
⇒ Q > 0 ⇒ Q = 6.106J
Do khí trong xilanh nở ra đẩy pit-tông nên vật đã thực hiện công. ⇒A < 0 ⇒ A = - 4.106J
Độ biến thiên nội năng của khí: ∆U = Q + A = 6.106 - 4.106 = 2.106J