Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Tiết 33: - Nhạc cụ. - Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc: Bài hát về chú voi con. - Vận dụng – Sáng tạo: Tìm những từ ẩn trong ô chữ | |
1. Nhạc cụ Hoạt động 1: Luyện tập tiết tấu Mục tiêu: Luyện tập tiết tấu, chơi được tiết tấu bằng vỗ tay và gõ đệm. Cách tiến hành: - Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ: + GV chơi tiết tấu làm mẫu, sau đó hướng dẫn HS chơi tiết tấu, vừa gõ nhạc cụ, vừa đếm (1-2-3, 4-5-6-7-8). + GV hướng dẫn HS luyện tập theo tổ. - Luyện tập tiết tấu bằng động tác tay, chân: GV chơi tiết tấu làm mẫu, sau đó cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu. Hoạt động 2: Ứng dụng đệm cho bài hát: Chú ếch con Mục tiêu: Ứng dụng chơi tiết tấu để đệm cho bài hát Chú ếch con. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 gõ đệm bằng nhạc cụ, nhóm 2 gõ đệm bằng động tác tay, chân. GV làm mẫu vừa gõ đệm, vừa hát. - GV yêu cầu cả lớp vừa gõ đệm vừa hát. 2. Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc: Bài hát về chú voi con Mục tiêu: Đọc và ghi nhớ nội dung câu chuyện âm nhạc Bài hát về chú voi con, kể lại câu chuyện theo hình ảnh minh họa. Cách tiến hành: - GV đọc câu chuyện. Hết mỗi đoạn, GV cho HS nghe một nét nhạc (không lời) của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. - GV đặt câu hỏi sau khi HS nghe trọn câu chuyện: Vì sao chú voi con được các em thiếu nhi yêu mến? Ai là tác giả bài hát Chú voi con ở Bản Đôn?
- GV cho HS nghe bài hát Chú voi con ở Bản Đôn kết hợp vận động tự nhiên. - GV hướng dẫn HS kể lại từng phần câu chuyện theo hình ảnh minh họa: + Tranh 1: Chú voi ở bản Đôn, nằm ven dòng sông Sê-rê-pốc. + Tranh 2: Chú voi con được mọi người nuôi dưỡng và rất ham ăn. + Tranh 3: Chú voi con ham chơi, chơi bóng với các bạn nhỏ. + Tranh 4: Các bạn nhỏ học hát bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác. + Tranh 5: Các bạn nhỏ và nhạc sĩ Phạm Tuyên đang hát bài hát. + Tranh 6: Người dân ở bản Đôn tặng nhạc sĩ Phạm Tuyên bức tượng chú voi con bằng gỗ khi ông về thăm lại Bản Đôn. 3. Vận dụng – Sáng tạo: Tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ Mục tiêu: Tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ có liên quan đến chủ đề bài học. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp: tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ (GV nhắc HS không dùng bút tô vào SGK), chỉ ra từ đó nằm ở hàng nào, cột nào. - GV gọi một số cặp trình bày kết quả.
- GV đánh giá và đưa ra đáp án đúng: chú ếch, cá rô, voi con. - Cuối tiết học, GV nhắc lại yêu cầu của chủ đề và khen ngợi cá em ó ý thức luyện tập, biết tập trung nghe nhạc, chơi nhạc cụ tốt, biết hợp tác, sáng tạo,...: Vậy là chủ đề 8: Loài vật em yêu chúng ta đã cùng nhau học hát bài Chú ếch con, phân biệt âm thanh to – nhỏ, đọc nhạc, mô phỏng âm thanh cao – thấp theo sơ đồ, đọc câu chuyện Bài hát về chú voi con và tìm những từ ẩn trong ô chữ. Lớp ta học và hoạt động luyện tập rất tích cực. Hẹn gặp các em vào tiết học sau. |
- HS quan sát, lắng nghe, chơi tiết tấu.
- HS luyện tập theo tổ. - HS quan sát lắng nghe, luyện tập theo nhóm và thể hiện tiết tấu trước lớp.
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện theo GV.
- Cả lớp vừa gõ đệm vừa hát.
- HS nghe GV đọc câu chuyện, nét nhạc.
- HS trả lời câu hỏi: Chú voi con được các em thiếu nhi yêu mến vì chú rất ham ăn và tinh nghịch. Tác giả bài hát Chú voi con ở Bản Đôn là nhạc sĩ Phạm Tuyên. - HS nghe bài hát Chú voi con ở Bản Đôn kết hợp vận động tự nhiên. - HS kể lại từng phần câu chuyện theo hình ảnh minh họa.
- HS làm việc theo cặp, tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ.
- Một số cặp trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV đánh giá và đưa ra đáp án đúng. - HS lắng nghe. |
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí