Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi. Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh gì?
Hướng dẫn trả lời:
Quan sát kết quả xét nghiệm máu lúc đói của người phụ nữ trên cho thấy, chỉ số glucose của người này (7,4 mmol/L) cao hơn mức bình thường (4,1 – 5,6 mmol/L). Do đó, người này có thể mắc bệnh tiểu đường.
Câu hỏi 1: Quan sát hình 10.2, nêu vai trò của thận trong điều hòa thể tích máu, huyết áp máu.
Hướng dẫn trả lời:
Vai trò của thận trong điều hòa thể tích máu, huyết áp máu: Khi huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm (ví dụ như khi cơ thể bị mất máu, mất nước) sẽ kích thích thận tăng tiết renin. Renin kích thích tạo angiotensin II. Angiotensin II kích thích co động mạch tới thận, giảm lượng nước tiểu tạo thành. Ngoài ra, angiotensin II còn kích thích tuyến thượng thận tiết hormone aldosterone, aldosterone kích thích tăng tái hấp thụ Na+ và nước ở ống lượn xa, làm giảm lượng nước tiểu. Kết quả là thể tích máu, huyết áp tăng về mức bình thường.
Câu hỏi 2: Quan sát hình 10.3, nêu vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu máu.
Hướng dẫn trả lời:
Vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu máu: Áp suất thẩm thấu máu tăng (ví dụ như khi ăn mặn, tăng glucose máu, cơ thể mất nước) sẽ kích thích tiết hormone ADH. ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu, từ đó, làm giảm áp suất thẩm thấu của máu.
Câu hỏi 3: Nêu những biện pháp giúp phòng tránh bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hướng dẫn trả lời:
Quan sát hình 10.4 và cho biết những cơ quan nào có ảnh hưởng đến thành phần nội môi.
Hướng dẫn trả lời:
Những cơ quan có ảnh hưởng đến thành phần nội môi: Hầu hết các mô, cơ quan trong cơ thể đều có ảnh hưởng đến thành phần nội môi, tuy nhiên, thận, gan, phổi là những cơ quan có ảnh hưởng hàng đầu.
Câu hỏi 1: Nêu các cơ quan tham gia bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật.
Hướng dẫn trả lời:
Các cơ quan tham gia bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật:
Cơ quan bài tiết | Sản phẩm bài tiết |
Da | Mồ hôi (nước, urea, muối,…). |
Gan | Sản phẩm khử các chất độc và bilirubin (sản phẩm phân giải của hồng cầu). |
Phổi | Khí CO2, hơi nước. |
Thận | Nước tiểu (nước, urea, chất thừa, chất thải,…). |
Câu hỏi 2: Quan sát hình 10.6, trình bày cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu.
Hướng dẫn trả lời:
Cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu:
Câu hỏi 1: Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.
Hướng dẫn trả lời:
Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì:
Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. - Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.
Câu hỏi 2: Việc thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến tác hại gì?
Hướng dẫn trả lời:
Tác hại của việc thường xuyên nhịn tiểu: