Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

Hướng dẫn giải bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Trắc nghiệm

Câu 1.113: Khẳng định nào dưới đây về bài tiết ở động vật là đúng?

A. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc qua nước tiểu và qua phân.

B. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc do cơ thể tạo ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

C. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.

D. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc thông qua quá trình hô hấp, bài tiết mồ hôi và nước tiểu.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

A. Sai. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc dưới dạng nhiều sản phẩm bài tiết khác nhau như mồ hôi, khí CO2, nước tiểu,…

B. Sai. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc do cơ thể tạo ra trong các hoạt động sống không chỉ riêng sinh trưởng và phát triển.

C. Đúng. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.

D. Sai. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc thông qua quá trình hô hấp, bài tiết mồ hôi và nước tiểu, phân giải của hồng cầu,…

Câu 1.114: Ở người khoẻ mạnh bình thường, thành phần nào dưới đây không có trong nước tiểu đầu?

A. Hồng cầu.                                                       B. Glucose.

C. NaCl.                                                              D. Amino acid.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Ở người khoẻ mạnh bình thường,thành phần không có trong nước tiểu đầu là hồng cầu.

Câu 1.115: Khi ăn mặn thường xuyên, hàm lượng hormone nào dưới đây tăng lên trong máu?

A. Renin.                                                             B. Aldosterone.

C. ADH.                                                              D. Angiotensin II.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn.

Câu 1.116: Khẳng định nào dưới đây về vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi là không đúng?

A. Thận điều hoà thể tích máu và huyết áp thông qua việc tiết renin và thay đổi lượng nước tiểu tạo thành.

B. Thận điều hoà áp suất thẩm thấu máu thông qua quá trình thải nước ra nước tiểu.

C. Thận điều hoà pH máu thông qua quá trình thải H+ ra nước tiểu.

D. Thận điều hòa lượng glucose máu thông qua việc tiết hormone insulin.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Điều hòa lượng glucose máu thuộc về vai trò của gan, insulin của tuyến tụy và một số hormon khác:

- Khi nồng độ glucose trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tế bào β của tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết quả là nồng độ glucose trong máu giảm về mức bình thường.

- Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tế bào α tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến nồng độ glucose máu tăng lên về mức bình thường.

Câu 1.117: Khẳng định nào dưới đây về vai trò của các cơ quan trong cơ thể đối với thành phần nội môi là không đúng?

A. Cơ quan tiêu hoá: cung cấp các chất vào nội môi qua quá trình hấp thụ ở hệ tiêu hoá; gan giúp phân giải hồng cầu và thải sản phẩm phân giải ra ngoài qua dịch mật.

B. Cơ quan hô hấp: cung cấp O2 vào máu và thải CO2 từ máu ra ngoài.

C. Da: thải nước, các chất hoà tan, chất độc, chất thải từ môi trường trong ra ngoài thông qua quá trình tạo và thải mồ hôi.

D. Tuyến tụy là tuyến nội tiết tiết hormone tham gia vào điều hoà hàm lượng mọi chất tan trong nội môi.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Tuyến tụy là tuyến pha (vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết). Chức ngoại nội tiết của tuyến tụy là tiết hormone tham gia vào điều hòa lượng đường trong máu. Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tụy tham gia vào việc tiêu hoá thức ăn.

Câu 1.118: Khẳng định nào dưới đây về cơ chế điều hoà cân bằng nội môi là đúng?

A. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên não bộ, não bộ sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

B. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hòa (thần kinh và/hoặc thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

C. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể ở cơ quan bài tiết, từ đó sẽ thay đổi hoạt động bài tiết, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

D. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hòa (thần kinh và thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động tiêu hoá, bài tiết của cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

 

Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hòa (thần kinh và/hoặc thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 10, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net