Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Hướng dẫn giải bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Trắc nghiệm

Câu 3.25: Nhận định nào dưới đây về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật là đúng?

A. Sự sinh trưởng diễn ra suốt đời sống cá thể.

B. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.

C. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là giống nhau.

D. Mô, cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện muộn hơn.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

A. Sai. Sự sinh trưởng không diễn ra suốt đời sống cá thể, sự sinh trưởng có thể chậm lại hoặc ngừng khi cơ thể đạt đến kích thước tối đa.

B. Đúng. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.

C. Sai. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là không giống nhau.

D. Sai. Mô, cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện sớm hơn.

Câu 3.26: Khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển của bướm, nhận định nào dưới đây là không đúng?

A. Hình thức phát triển của bướm là biến thái hoàn toàn.

B. Sâu bướm là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với việc tích lũy dinh dưỡng.

C. Sâu bướm trải qua nhiều biến đổi trước khi trở thành nhộng.

D. Nhộng là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với chức năng sinh sản.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Nhộng là giai đoạn tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để biến ấu trùng thành con trưởng thành. Các mô, các cơ quan cũ của ấu trùng tiêu biến đi. Đồng thời, các mô, các cơ quan mới hình thành.Vì vậy, con trưởng thành chui ra từ kén nhộng có hình dạng và cấu tạo khác hẳn với ấu trùng.

Câu 3.27: Nhận định nào dưới đây đúng về biến thái không hoàn toàn ở động vật?

A. Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.

B. Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành.

C. Cơ thể phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian có hình dạng rất khác so với con trưởng thành rồi mới biến đổi thành con trưởng thành.

D. Vòng đời của tất cả các loài biến thái không hoàn toàn đều trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

A. Đúng. Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.

B. Sai. Ở biến thái không hoàn toàn, con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống so với con trưởng thành nhưng phát triển chưa hoàn thiện.

C. Sai. Ở biến thái không hoàn toàn, cơ thể phải trải qua nhiều lần lột xác. Còn ở biến thái hoàn toàn, cơ thể phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian có hình dạng rất khác so với con trưởng thành rồi mới biến đổi thành con trưởng thành.

D. Sai. Vòng đời của các loài biến thái không hoàn toàn thường trải qua các giai đoạn là trứng → con non → con trưởng thành.

Câu 3.28: Nhận định nào dưới đây là đúng về hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật?

A. Con non mới nở đã có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành.

B. Ở mỗi giai đoạn, cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng chuyên hóa khác nhau.

C. Kiểu phát triển này có ở châu chấu, cào cào, gián.

D. Để trở thành con trưởng thành, cơ thể con non phải trải qua 3 giai đoạn: trứng, con non và trưởng thành.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

A. Sai. Ở hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn, con non mới nở đã có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành.

B. Đúng. Ở mỗi giai đoạn, cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng chuyên hóa khác nhau.

C. Sai. Châu chấu, cào cào, gián có kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

D. Sai. Để trở thành con trưởng thành, cơ thể con non thường phải trải qua 3 giai đoạn: trứng, con non và trưởng thành là hình thức phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

Câu 3.29: Cho các loài động vật sau: (1) muỗi, (2) chó, (3) gián, (4) ếch, (5) cá chép, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (8) bướm, (9) chuồn chuồn. Những loài có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn là:

A. (3), (6), (7) và (9).                                                  B. (1), (3), (4) và (9).

C. (1), (3), (7) và (9).                                                  D. (3), (6), (8) và (9).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

- Những loài có hình thức phát triển qua biến thái không hoàn toàn: (3) gián, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (9) chuồn chuồn.

- Những loài có hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn: (1) muỗi, (4) ếch, (8) bướm.

- Những loài có hình thức phát triển không qua biến thái hoàn toàn: (2) chó, (5) cá chép.

Câu 3.30: Nhận định nào dưới đây về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người là không đúng?

A. Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh.

B. Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi.

C. Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hoá tạo thành các cơ quan.

D. Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ của người mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Ở người, giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 38 – 42 tuần.

Câu 3.31: Nhận định nào dưới đây là đúng về giai đoạn dậy thì?

A. Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi nhỏ về thể chất.

B. Độ tuổi dậy thì không phụ thuộc vào yếu tố môi trường.

C. Quá trình dậy thì kéo dài khoảng 10 năm.

D.Trong giai đoạn dậy thì, lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng chưa hài hòa.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

A. Sai. Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn về thể chất, sinh lí và tâm lí để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành.

B. Sai. Độ tuổi dậy thì phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tình trạng bệnh lí, cân nặng và yếu tố môi trường (như chế độ dinh dưỡng, vận động,…).

C. Sai. Quá trình dậy thì kéo dài khoảng 3 – 5 năm.

D. Đúng. Trong giai đoạn dậy thì, lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng chưa hài hòa.

Câu 3.32: Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nữ?

A. Tuyến vú phát triển.                                          B. Giọng nói trầm hơn.

C. Xuất hiện lông nách, lông mu.                          D. Xuất hiện kinh nguyệt.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Giọng nói trầm hơn là dấu hiệu dậy thì ở nam.

Câu 3.33: Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nam?

A. Mọc râu.                                                                 B. Có hiện tượng mộng tinh.

C. Sụn giáp phát triển.                                                D. Xương chậu phát triển.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Xương chậu phát triển là dấu hiệu dậy thì ở nữ.

Câu 3.34: Những thay đổi tâm sinh lí nào sau đây ở giai đoạn dậy thì?

(1) Hưng phấn ở vỏ não diễn ra mạnh.

(2) Cơ quan sinh dục phát triển.

(3) Cơ quan tiêu hoá phát triển.

(4) Kích thước, khối lượng não tăng nhanh.

(5) Chiều cao tăng nhanh.

(6) Tăng tiết hormone sinh dục.

(7) Xuất hiện kinh nguyệt ở nữ, xuất tinh ở nam.

A. (1), (2), (5), (6) và (7).                            B. (1), (2), (4), (6) và (7).

C. (2), (4), (5), (6) và (7).                            D. (2), (3), (5), (6) và (7).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Những thay đổi tâm sinh líở giai đoạn dậy thì:

  • (1) Hưng phấn ở vỏ não diễn ra mạnh.

  • (2) Cơ quan sinh dục phát triển.

  • (5) Chiều cao tăng nhanh.

  • (6) Tăng tiết hormone sinh dục.

  • (7) Xuất hiện kinh nguyệt ở nữ, xuất tinh ở nam.

Câu 3.35: Những biện pháp nào sau đây giúp chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì?

(1) Chế độ dinh dưỡng có năng lượng cao hơn nhu cầu cơ thể.

(2) Tránh sử dụng các chất kích thích.

(3) Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.

(4) Phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục để đi khám kịp thời.

(5) Bổ sung hormone để giúp phát triển chiều cao.

(6) Duy trì học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.

(7) Không nên quan hệ tình dục.

A. (1), (2), (3), (4) và (7).                                         B. (2), (3), (5), (6) và (7).

C. (1), (2), (3), (6) và (7).                                         D. (2), (3), (4), (6) và (7).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Những biện pháp giúp chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn dậy thì:

(2) Tránh sử dụng các chất kích thích.

(3) Vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.

(5) Bổ sung hormone để giúp phát triển chiều cao.

(6) Duy trì học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.

 

(7) Không nên quan hệ tình dục.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 18, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net