Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

1. Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

  • Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.
  • Mỗi loài động vật có đặc điểm sinh trưởng, phát triển khác nhau.

2. Đặc điểm và ý nghĩa của sinh trưởng và phát triển ở động vật

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.

Đặc điểm của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.

Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau.

Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là không giống nhau.

→ Sự phát triển diễn ra theo từng giai đoạn giúp cơ thể thích nghi tốt với môi trường, cơ thể có thể điều chỉnh khả năng hoạt động của các cơ quan một cách tối ưu.

3. Các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm hai giai đoạn chính:

  • Giai đoạn phôi: trứng được thụ tinh → hợp tử → phôi → các cơ quan → con nở ra (sinh ra).
  • Giai đoạn hậu phôi: con non → con trưởng thành.

4. Các hình thức phát triển ở động vật

Động vật phát triển qua biến thái hoặc không qua biến thái

Phát triển qua biến thái:

  • Biến thái hoàn toàn: Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành. Cơ thể con non phải trải qua nhiều biến đổi thành con trưởng thành.
  • Biến thái không hoàn toàn: Con non mới nở đã có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành nhưng cần phải trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành.

Phát triển không qua biến thái: Con non mới nở hoặc mới sinh có hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

→ Mỗi hình thức phát triển đều mang tính tích nghi, bảo đảm duy trì sự tồn tại của loài.

II. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI 

1. Giai đoạn phôi thai

Kéo dài khoảng 38 - 42 tuần.

Trứng thụ tinh hình thành hợp tử.

Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi.

Sau thụ tinh khoảng 5 - 7 ngày, hợp tử di chuyển xuống đến tử cung, giai đoạn này gọi là phôi.

Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hóa tạo thành các cơ quan.

→ Thai trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai nên sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sự khỏe của người mẹ.

→ Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng về chất và lượng, nghỉ ngơi điều độ, đi lại, vận động nhẹ nhàng, tránh sử dụng các chất kích thích, tránh tiếp xúc với các chất độc hại.

2. Giai đoạn sau sinh

Phát triển không qua biến thái.

Đặc điểm về giải phẫu, sinh lí đặc trưng cho từng lứa tuổi.

Có thể chia thành các giai đoạn nhỏ.

Dây thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn về thể chất, sinh lí và tâm lí để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành.

Độ tuổi dậy phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tình trạng bệnh lí, cân nặng và yếu tố môi trường.

Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhiều thay đổi như:

  • Ở nữ: tuyến vú, xương chậu phát triển, xuất hiện kinh nguyệt…
  • Ở nam: mọc râu, giọng nói thay đổi, mộng tinh…

Cảm xúc, tâm trạng bị ảnh hưởng do sự hưng phấn ở vỏ não diễn ra mạnh mẽ.

→ Cần có chế độ ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.

→ Tránh sử dụng các chất kích thích, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chăm sóc da đúng cách, duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.

Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ở tuổi vị thành niên:

Đối với bạn nữ:

  • Giữ vệ sinh trong giai đoạn có kinh nguyệt: vệ sinh sạch sẽ 2 - 3 lần mỗi ngày bằng nước sạch, thay băng vệ sinh mỗi lần 4 giờ…
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt.
  • Đi khám nếu đến 16 tuổi vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt…

Đối với bạn nam: 

  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
  • Đi khám khi phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục: hẹp bao quy đầu, lỗ tiểu có vị trí bất thường…

Quan hệ tình dục ở người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có thể dẫn đến mang thai ở bạn nữ và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ.

→ Cần chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản từ những nguồn thông tin đáng tin cậy; không xem phim ảnh, trang mạng không phù hợp; không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành.

Tìm kiếm google: Ôn tập sinh học 11 CD bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật, ôn tập sinh học 11 cánh diều, lí thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 Cánh diều mới

PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net