Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Hướng dẫn giải bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Tự luận

Câu 3.54: Điền tên hormone thích hợp vào chỗ trống (một vị trí có thể điền nhiều hơn một hormone, một hormone có thể được sử dụng nhiều hơn một lần).

Các hormone điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật bao gồm:

.....(1)..... điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống. Hormone .....(2) ..... kích thích phân chia tế bào, tổng hợp protein làm tăng kích thước tế bào và phát triển xương. Hormone ..... (3)..... kích thích quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng của hệ thần kinh. Hormone .....(4)..... kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì (phát triển xương, phân hoá tế bào, tổng hợp protein và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp).

.....(5)..... điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống. Não tiết hormone .....(6)..... (hormone hướng tuyến ngực trước) dự trữ ở thể cardiaca (thể tiết). Tuyến ngực trước khi nhận được tín hiệu từ .....(7)..... sẽ tiết hormone .....(8).....gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hoá bướm. Thể allata (thể cạnh thực quản) tiết hormone .....(9)..... Hormone ..... (10) ..... ở nồng độ cao ức chế sự biến thái, khi hormone này giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu sẽ hoá nhộng.

Hướng dẫn trả lời:

(1) GH, thyroxine, testosterone, estrogen                        (2) GH

(3) thyroxine                                                                    (4) testosterone và estrogen

(5) Ecdysteroid và juvenile                                              (6) PTTH

(7) PTTH                                                                         (8) ecdysteroid

(9) juvenile                                                                      (10) juvenile

Câu 3.55: Hormone thyroxine của tuyến giáp được điều chỉnh bởi hormone TSH (Thyroid-stimulating hormone) do tuyến yên tiết ra. Quá trình trao đổi chất của một người sẽ thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi) trong các trường hợp sau:

(1) Uống thuốc levothyroxine (chứa thyroxine) liều 4 µg/kg/ngày.

(2) Mắc chứng suy giáp (tuyến giáp không tạo ra và giải phóng đủ hormone tuyến giáp vào máu).

(3) Bị tổn thương tuyến yên nên tuyến yên giảm tiết TSH.

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò của thyroxine: kích thích quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến các hoạt động, chức năng của hệ thần kinh.

  • Trong trường hợp (1), quá trình trao đổi chất của một người tăng. Do uống thuốc levothyroxine (chứa thyroxine) liều 4 ug/kg/ngày làm tăng lượng hormone thyroxine trong máu.

  • Trong trường hợp (2), quá trình trao đổi chất của một người giảm. Do không tạo ra và giải phóng đủ hormone thyroxine vào máu.

  • Trong trường hợp (3), quá trình trao đổi chất của một người giảm. Do bị tổn thương nên tuyến yên giảm tiết TSH, giảm kích thích tạo hormone thyroxine.

Câu 3.56: Giả sử một con sâu bướm có nồng độ hormone juvenile tăng và duy trì ở nồng độ cao bất thường liên tục thì điều gì sẽ xảy ra với con sâu bướm đó? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Nếu nồng độ hormone juvenile tăng và duy trì ở nồng độ cao bất thường liên tục, con sâu bướm không diễn ra quá trình biến thái mà chỉ đơn giản là ngày càng lớn hơn sau mỗi lần lột xác.

Giải thích: Do juvenile ở nồng độ cao ức chế quá trình biến thái hóa nhộng, hóa bướm.

Câu 3.57: Hormone thyroxine tồn tại ở hai dạng là T3 và T4. Bảng dưới đây thể hiện nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid-stimulating hormone) và hormone tuyến giáp toàn phần (T3 và T4) của 3 bệnh nhân.

            Hormone

Người

TSH (mlU/L)

T4 (nmol/L)

T3 (nmol/L)

Người bình thường

0,4 – 4,0

60 – 140

1,1 – 2,7

Bệnh nhân A

0,12

192,11

4,13

Bệnh nhân B

0,26

46,07

0,87

Bệnh nhân C

8,87

26,94

0,55

a) Một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp (Hashimoto). Bệnh nhân đó là người nào trong 3 bệnh nhân trên? Giải thích.

b) Một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc cường giáp (basedow, tuyến giáp tăng hoạt động). Bệnh nhân đó là người nào trong 3 bệnh nhân trên? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

a) Bệnh nhân C có nguy cơ mắc suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp (Hashimoto). 

Giải thích: Người mắc bị bệnh suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp tức là tuyến giáp hoạt động kém, dẫn đến chỉ số hormone T3, T4 do tuyến giáp tiết ra giảm. Do hormone tuyến giáp thấp nên tuyến yên tăng tiết TSH dẫn đến nồng độ TSH cao.

b) Bệnh nhân A có nguy cơ mắc cường giáp (basedow, tuyến giáp tăng hoạt động). 

 

Giải thích: Chỉ số T4 tăng, TSH thấp cho thấy bệnh nhân bị cường giáp (Basedow). Khi đó, tuyến giáp tăng tiết hormone T3, T4. Hai hormone này ức chế tuyến yên tiết TSH nên TSH thấp.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 19, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com