Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Hướng dẫn giải bài 9: Miễn dịch ở người và động vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Tự luận

Câu 1.143: Phân biệt bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm theo bảng sau:

Điểm phân biệt

Bệnh không truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Định nghĩa

 

 

Nguyên nhân

 

 

Khả năng phát triển thành dịch

 

 

Ví dụ

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Phân biệt bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm:

Điểm phân biệt

Bệnh không truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Định nghĩa

Bệnh không có khả năng lây truyền từ sinh vật này sang sinh vật khác.

Bệnh có khả năng lây truyền từ sinh vật này sang sinh vật khác.

Nguyên nhân

Chủ yếu do nguyên nhân bên trong(rối loạn di truyền, chế độ dinh dưỡng, thoái hoá,…), do thói quen sinh hoạt và điều kiện môi trường sống.

Do các nguyên nhân bên ngoài, đó là các tác nhân gây bệnh, ví dụ như virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh,...

Khả năng phát triển thành dịch

Không có khả năng phát triển thành dịch.

Có khả năng phát triển thành dịch.

Ví dụ

Ung thư, loãng xương, thoái hoá khớp, cận thị,...

HIV/AIDS, cúm, nấm da, sốt rét, tả,...

Câu 1.144: Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu bằng cách điền “có” hoặc “không” vào bảng sau:

Điểm phân biệt

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

Động vật không xương sống

 

 

Ngay từ khi sinh ra

 

 

Có sự tham gia của các tế bào lympho

 

 

Nhận biết đặc hiệu kháng nguyên

 

 

Hình thành kháng thể

 

 

Hình thành trí nhớ miễn dịch

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu:

Điểm phân biệt

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

Động vật không xương sống

Không

Ngay từ khi sinh ra

Không

Có sự tham gia của các tế bào lympho

Không

Nhận biết đặc hiệu kháng nguyên

Không

Hình thành kháng thể

Không

Hình thành trí nhớ miễn dịch

Không

Câu 1.145: Hãy phân tích vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine.

Hướng dẫn trả lời:

Khi tiêm vaccine nghĩa là đưa kháng nguyên hoặc chất tạo ra kháng nguyên vào cơ thể người. Kháng nguyên sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể bất hoạt kháng nguyên đồng thời ghi nhớ kháng nguyên. Nhờ hình thành trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau. Do đó, cơ thể ít bị bệnh.

Câu 1.146: Tại sao khi nhiễm HIV thì cơ thể người dễ bị mắc các bệnh cơ hội?

Hướng dẫn trả lời:

HIV xâm nhập và kí sinh trên các tế bào của hệ miễn dịch, ví dụ như các tế bào thực bào, tế bào lympho, đặc biệt là lympho T. Khi lượng tế bào lympho T và các tế bào thực bào giảm thì khả năng nhận diện và tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cũng giảm. Vì vậy, người bị nhiễm HIV dễ mắc thêm các bệnh do các tác nhân khác gây ra – các bệnh đó chính là bệnh cơ hội.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 9, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com