Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 9: Miễn dịch ở người và động vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật

Một số bệnh thường gặp: béo phì, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan…

Một cơ thể được coi là bị bệnh khi có sự rối loạn, suy giảm hoặc mất chức năng của các tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Nguyên nhân: di truyền, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, virus, vi khuẩn…

→ Nguyên nhân bên trong: rối loạn di truyền, thoái hóa, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt…

→ Nguyên nhân bên ngoài: virus, vi khuẩn, nấm, tia phóng xạ, chất độc…

Cơ thể chỉ bị bệnh khi mầm bệnh hội tụ đủ ba yếu tố: có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn.

Có nhiều tác nhân gây bệnh tồn tại trong môi trường nhưng nhờ có hệ miễn dịch bảo vệ nên xác suất cơ thể người và động vật mắc bệnh là rất nhỏ.

Kết luận:

  • Bệnh là sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của các tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
  • Bệnh thường do các nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể gây ra.

II. Miễn dịch ở người và động vật

1. Hệ miễn dịch

Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc biệt của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.

Hệ miễn dịch được chia thành hai loại: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

Vai trò của miễn dịch: ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh một cách đặc hiệu.

Một số cơ quan, tế bào của hệ miễn dịch ở người:

  • Cơ quan: tuyến ức, tủy xương, da, niêm mạc…
  • Tế bào: đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào B. tế bào T…

2. Miễn dịch không đặc hiệu

Hàng rào bên ngoài gồm có: da, niêm mạc, lông, dịch nhầy; nước mắt, nước tiểu; acid dạ dày và đường sinh dục; lysozyme.

→ Chống lại sự xâm nhiễm, ức chế hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

Hàng rào bên trong gồm có: đại thực bào, tế bào giết tự nhiên, peptide và protein kháng bệnh.

→ Loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể.

Các tế bào thực bào như đại thực bào và bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào bị bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bị bệnh.

Các tế bào tổng hợp peptide và protein có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Khi một vùng nào đó của cơ thể bị tổn thương và bắt đầu nhiễm trùng, đại thực bào và tế bào mast tiết phân tử tín hiệu (histamine) kích thích dãn thành mao mạch ở vùng lân cận.

Bạch cầu trung tính và protein kháng bệnh từ mạch máu đến chỗ vết thương tiêu diệt tác nhân gây bệnh, ngăn chặn chúng phát tán, lây lan sang các vùng khác.

Sốt có ích: Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể qua - ức chế virus, vi khuẩn tăng sinh; gan tăng cường nhận sắt từ máu (sắt cần cho sinh sản của vi khuẩn); tăng hoạt động thực bào của bạch cầu.

Sốt có hại: Sốt gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị sốt. Sốt cao có thể gây nguy hiểm như co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

Kết luận: 

  • Miễn dịch không đặc hiệu gồm da, niêm mạc, dịch tiết, tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào bạch cầu, tế bào mast…
  • Các thành phần phối hợp với nhau để ngăn chặn, ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh theo cơ chế giống nhau.

3. Miễn dịch đặc hiệu

Cơ chế miễn dịch đặc hiệu: Tế bào thực bào tiêu diệt và trình diện kháng nguyên, kích hoạt sự hoạt động của tế bào T hỗ trợ.

Tế bào T hỗ trợ tăng sinh và kích hoạt tế bào B (miễn dịch dịch thể) và tế bào T độc (miễn dịch qua trung gian tế bào).

a) Miễn dịch dịch thể

  • Tế bào tham gia: tế bào T hỗ trợ, tế bào B (B nhớ và plasma).
  • Cơ chế: sản sinh kháng thể bất hoạt kháng nguyên.
  • Vai trò: bất hoạt kháng nguyên trong thể dịch cơ thể, ghi nhớ kháng nguyên.

b) Miễn dịch qua trung gian tế bào

  • Tế bào tham gia: tế bào T trợ giúp, tế bào T độc.
  • Cơ chế: tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh.
  • Vai trò: loại bỏ kháng nguyên khi chúng ở trong tế bào.

c) Sử dụng vaccine – chủ động tăng cường miễn dịch đặc hiệu

  • Vaccine là chế phẩm có chứa kháng nguyên hoặc chất sản phẩm sinh kháng nguyên.
  • Sử dụng vaccine nhằm kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời hình thành trí nhớ miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh cụ thể.
  • Ví dụ: AstraZeneca (COVID-19), vaccine sởi, vaccine HPV…

Kết luận: 

  • Miễn dịch đặc hiệu có sự chủ yếu của các tế bào lympho (B, T hỗ trợ, T độc).
  • Các tế bào này phối hợp nhận biết cấu trúc đặc trưng (kháng nguyên) của từng tác nhân gây bệnh, làm bất hoạt và loại bỏ chúng, đồng thời hình thành trí nhớ miễn dịch.
  • Con người có thể chủ động kích hoạt miễn dịch đặc hiệu bằng cách tạo ra vaccine và đưa vào cơ thể người hoặc động vật.

4. Dị ứng và sự suy giảm miễn dịch khi mắc một số bệnh

Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch ở người với dị nguyên.

Dị nguyên kích hoạt tế bào mast giải phóng histamine và những chất gây phản ứng viêm.

Trong thành phần của thuốc kháng sinh có thể chứa chất gây dị ứng cho một số người bệnh, do vậy cần phải thử trước khi dùng.

Bệnh HIV/AIDS: do virus tấn công và làm chết các tế bào của hệ miễn dịch như tế bào thực bào, tế bào T hỗ trợ… 

Ung thư làm yếu hệ miễn dịch theo nhiều cách khác nhau, ví dụ: gây tổn thương và suy giảm chức năng của các cơ quan, bộ phận như da, niêm mạc, tủy xương…

Bệnh tự miễn do hệ miễn dịch tưởng nhầm tế bào của cơ thể là tế bào bệnh nên tìm cách loại thải.

Lupus ban đỏ: hệ thống miễn dịch tạo kháng thể chống lại protein histone, làm giải phóng DNA và tế bào bị phá hủy.

→ Phản ứng: phát ban, sốt, viêm khớp, rối loạn chức năng thận.

Biện pháp tăng cường hệ miễn dịch: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cơ thể, thường xuyên súc miệng, rửa mũi…

Kết luận: Hệ thống miễn dịch có thể quá nhạy cảm (dị ứng), hoặc bị suy giảm do mắc các bệnh như HIV/AIDS, ung thư hoặc tự miễn.

Tìm kiếm google: Ôn tập sinh học 11 CD bài 9: Miễn dịch ở người và động vật, ôn tập sinh học 11 cánh diều, lí thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 Cánh diều mới

PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net