Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 4: Quang hợp ở thực vật

Hướng dẫn giải bài 4: Quang hợp ở thực vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Trắc nghiệm

Câu 1.30: Quang hợp ở thực vật là

A. quá trình sắc tố quang hợp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng hoặc hoá học để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.

B. quá trình sắc tố quang hợp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hoá CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.

C. quá trình sắc tố quang hợp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và chất khoáng thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.

D. quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.

Câu 1.31: Phát biểu nào sau đây về vai trò của quang hợp là không đúng?

A. Tích lũy năng lượng cho tế bào.

B. Hình thành chất hữu cơ.

C. Điều hoà nhiệt độ và không khí.

D. Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Quá trình quang hợp hình thành, cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cung cấp cho các sinh vật khác; điều hòa không khí, hấp thụ CO2, cung cấp O2 cho sinh vật và góp phần hình thành tầng ozone.

Câu 1.32: Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật cung cấp cho pha đồng hoá CO2

A. ATP và NADPH.                                                B. ATP.

C. NADPH.                                                             D. ATP, NADPH và O2

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật cung cấp cho pha đồng hoá CO2 ATP và NADPH.   

Câu 1.33: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các nguyên tử oxygen của CO2 sẽ có mặt ở sản phẩm nào?

A. Khí O2.                                                                                        B. Glucose.

C. Khí O2 và glucose.                                                                      D. Glucose và nước.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các nguyên tử oxygen của CO2 sẽ có mặt ở glucose.

Phương trình tổng quát của pha sáng:

H2O + ADP + Pi + NADP+ H+ + $\frac{1}{2}$O2 + ATP + NADPH

Phương trình tổng quát của pha đồng hóa CO2:

6CO2 + 12NADPH + 18ATP → C6H12O6 + 18ADP + 18Pi + 12NADP+

Câu 1.34: Chu trình Calvin diễn ra trong lục lạp ở vị trí

A. màng ngoài.                                                                      B. màng trong.

C. chất nền.                                                                           D. thylakoid.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Chu trình Calvin diễn ra trong lục lạp ở vị trí chất nền. 

Câu 1.35: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra trong lục lạp ở vị trí

A. màng ngoài.                                                                     B. màng trong.

C. chất nền.                                                                          D. màng thylakoid.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở màng thylakoid của lục lạp.

Câu 1.36: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng được sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền đến trung tâm phản ứng theo thứ tự nào sau đây?

A. Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.

B. Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.

C. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

D. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Trong pha sáng của quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng được sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền đến trung tâm phản ứng theo sơ đồ:

Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

Câu 1.37: Lá cây thường có màu xanh lục vì

A. các phân tử diệp lục không hấp thụ ánh sáng xanh lục.

B. các phân tử diệp lục hấp thụ ánh sáng xanh lục.

C. hệ sắc tố quang hợp không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. hệ sắc tố quang hợp hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Các phân tử diệp lục chủ yếu hấp thụ ánh sáng ở vùng màu đỏ và vùng màu xanh tím, không hấp thụ ánh sáng xanh lục nên khi phản chiếu vào mắt, hình ảnh của lá có màu xanh lục.

Câu 1.38: Diễn biến nào sau đây không có ở pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật?

A. Sự kích thích và truyền electron của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng.

B. Chuyển hóa CO2 thành hợp chất hữu cơ.

C. Quang phân li nước giải phóng O2.

D. Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Chuyển hóa CO2 thành hợp chất hữu cơ xảy ra ở pha đồng hóa CO2 của quá trình quang hợp ở thực vật.

6CO2 + 12NADPH + 18ATP → C6H12O6 + 18ADP + 18Pi + 12NADP+

Câu 1.39: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4?

A. Lúa, khoai tây, đậu.                                                            B. Lúa, khoai tây, sắn.

C. Ngô, mía, cỏ gấu.                                                               D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Nhóm thực vật C4 bao gồm một số thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: mía, ngô, kê, rau dền, cỏ gấu, …

Câu 1.40: Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình Calvin?

A. Diễn ra ở cả thực vật C3, C4 và CAM.

B. Sử dụng sản phẩm ATP và NADPH của pha sáng.

C. Diễn ra cả ban ngày và ban đêm.

D. Chuyển hóa CO2 thành hợp chất hữu cơ.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Chu trình Calvin diễn ra ở pha đồng hóa CO2, pha này có nguyên liệu do pha sáng cung cấp là ATP, NADPH nên không diễn ra vào ban đêm.

Câu 1.41: Những điểm giống nhau giữa thực vật C4 và CAM là

(1) cố định CO2 theo hai giai đoạn.

(2) cố định CO2 diễn ra vào ban ngày.

(3) thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

(4) diễn ra trên cùng một tế bào.

A. (1) và (2).                B. (1) và (3).                C. (1) và (4).                 D. (2), (3) và (4).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Nhóm thực vật C4 và CAM thường thích nghi với điều kiện khí hậu khô và nóng.

Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM diễn ra theo hai giai đoạn được thể hiện ở hình sau: 

Câu 1.42: Quan sát hình sau, kết hợp với kiến thức đã học và cho biết nhận định nào sau đây không đúng.

Hình. Mối quan hệ giữa cường độ chiếu sáng và lượng CO2 hấp thụ

A. Không diễn ra quá trình quang hợp khi lượng CO2 hấp thụ nhỏ hơn 0.

B. Lượng CO2 hấp thụ bằng 0 khi cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

C. Cường độ quang hợp đạt cực đại ở điểm bão hoà ánh sáng.

D. Cường độ quang hợp có thể giảm khi vượt qua điểm bão hoà ánh sáng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Qua đồ thị trên, quá trình quang hợp vẫn diễn ra khi lượng CO2 hấp thụ nhỏ hơn 0.

Câu 1.43: Quan sát hình sau và cho biết nhận định nào sau đây là không đúng.

Hình. Mối quan hệ giữa nồng độ CO2 và cường độ quang hợp ở thực vật C3 và C4

A. Điểm bù CO2 của thực vật C3 cao hơn thực vật C4

B. Điểm bão hòa CO2 của thực vật C3 cao hơn thực vật C4

C. Thực vật C3 tận dụng nguồn CO2 trong không khí tốt hơn thực vật C4

D. Cường độ quang hợp của thực vật C3 và C4 tương đương nhau ở một cường độ CO2 nào đó.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Điểm bù CO2 của thực vật C3 cao hơn thực vật C4, điểm bão hoà CO2 của thực vật C3 cao hơn thực vật C4

=> Thực vật C4 tận dụng nguồn CO2 trong không khí tốt hơn thực vật C3.

Câu 1.44: Ngưỡng nhiệt độ tối ưu của thực vật C3 là

A. khoảng 15 – 25 °C.                                                      B. khoảng 20 – 30 °C.

C. khoảng 25 – 35 °C.                                                      D. khoảng 30 – 40 °C.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Thực vật

Thực vật C3

Thực vật C4

Thực vật CAM

Ngưỡng nhiệt tối ưu

20 – 30 °C 

khoảng 25 – 35 °C

khoảng 30 – 40 °C 

Câu 1.45: Khoảng nồng độ CO2 thấp nhất để thực vật có thể quang hợp được là

A. 0,008 – 0,01%.                                                  B. 0,02 – 0,04%.

C. 0,04 – 0,06%.                                                    D. 0,06 – 0,08%.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Nồng độ CO2 thấp nhất để thực vật có thể quang hợp được là khoảng 0,008 – 0,01%.

Câu 1.46: Hiệu quả của quá trình quang hợp sẽ tăng khi

(1) diện tích lá tăng.

(2) sự tiếp xúc của lá với ánh sáng tăng.

(3) nồng độ O2 khí quyển tăng.

(4) nồng độ CO2 khí quyển tăng.

A. (1), (2) và (3).                                                                             B. (1), (2) và (4).

C. (1), (3) và (4).                                                                             D. (1), (2), (3) và (4).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Hiệu quả của quá trình quang hợp sẽ tăng khi:

  • Tăng diện tích lá.

  • Tăng sự tiếp xúc của lá với ánh sáng.

  • Tăng nồng độ CO2 khí quyển.

Câu 1.47: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, vùng ánh sáng thường được diệp lục hấp thụ là

A. xanh tím và xanh lục.

B. xanh tím và đỏ.

C. xanh lục và đỏ.

D. xanh tím, xanh lục và đỏ.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Trong quá trình quang hợp ở thực vật, vùng ánh sáng thường được diệp lục hấp thụ là xanh tím và đỏ.

Câu 1.48: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó

A. cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.

C. cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

D. quá trình quang hợp không thể diễn ra.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.

Câu 1.49: Điểm bão hoà CO2 là khi

A. nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp cao nhất.

B. nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp thấp nhất.

C. nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp trung bình.

D. nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp nhất.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

 

Điểm bão hoà CO2 là điểm khi nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp cao nhất.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 4, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 4: Quang hợp ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com