Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 22: Sinh sản ở động vật

Hướng dẫn giải bài 22: Sinh sản ở động vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Trắc nghiệm

Câu 4.23: Sự tái sinh, mọc lại các bộ phận cơ thể bị mất là hình thức sinh sản nào?

A. Phân mảnh.                                                               B. Phân đôi.

C. Sinh sản hữu tính.                                                    D. Trinh sản.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Sự tái sinh, mọc lại các bộ phận cơ thể bị mất là hình thức sinh sản phân mảnh. Trong hình thức phân mảnh, cơ thể mẹ bị phân thành hai hoặc nhiều mảnh, mỗi mảnh tái sinh các phần đã mất tạo thành cơ thể hoàn chỉnh.

Câu 4.24: Nhận định nào dưới đây về quá trình trinh sản là đúng?

A. Cá thể mới phát triển từ một bộ phận của cơ thể mẹ.

B. Có xảy ra quá trình giảm phân tạo thành giao tử và sự kết hợp giao tử tạo thành hợp tử.

C. Trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới.

D. Gặp ở những loài lưỡng tính (có cơ quan sinh dục đực và cái trên cùng một cá thể).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

A. Sai. Trong hình thức trinh sản, cá thể mới phát triển từ trứng không qua thụ tinh.

B. Sai. Trong hình thức trinh sản, có xảy ra quá trình giảm phân tạo thành giao tử nhưng không có sự kết hợp giao tử tạo thành hợp tử.

C. Đúng. Trong hình thức trinh sản, trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới.

D. Sai. Hình thức trinh sản thường gặp ở ong, kiến, mối, rồng Komodo, cá mập đầu búa, cá răng cưa,…

Câu 4.25: Khi nói về sinh sản vô tính ở động vật, nhận định nào dưới đây là không đúng?

A. Cho phép loài nhanh chóng xâm chiếm môi trường sống thuận lợi cho loài đó.

B. Tạo ra thế hệ con có khả năng thích nghi kém với điều kiện môi trường không ổn định.

C. Tạo ra thế hệ con rất đa dạng về di truyền (kiểu gene và kiểu hình).

D. Không diễn ra quá trình giảm phân và thụ tinh.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó cá thể mới được tạo thành từ cá thể thế hệ trước, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Vì vậy, thế hệ con có sự đồng nhất về mặt di truyền.

Câu 4.26: Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Tạo ra thế hệ con có khả năng thích nghi với môi trường nhiều biến động.

B. Làm tăng biến dị di truyền trong loài.

C. Có sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

D. Thế hệ con giữ nguyên những tính trạng tốt về mặt di truyền của bố mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới. Do đó, các cơ thể mới có hệ gene không hoàn toàn giống với cá thể thế hệ trước và không hoàn toàn giống nhau (đa dạng về mặt di truyền).

Câu 4.27: Khi phân biệt sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Sinh sản hữu tính sinh ra nhiều con và thời gian cho mỗi lứa đẻ ngắn hơn so với sinh sản vô tính.

B. Sinh sản hữu tính truyền tất cả các đột biến cho con cái của chúng, trong khi sinh sản vô tính thì không.

C. Thế hệ con ở các sinh vật sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường có nhiều biến động.

D. Các sinh vật sinh sản hữu tính có ít biến dị hơn so với ở các sinh vật sinh sản vô tính.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

A. Sai. Sinh sản hữu tính có nhiều giai đoạn nên thời gian cho mỗi lứa đẻ dài hơn đồng thời sinh ra ít con hơn với sinh sản vô tính.

B. Sai. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới. Do đó, các cơ thể mới có hệ gene không hoàn toàn giống với cá thể thế hệ trước và không hoàn toàn giống nhau (đa dạng về mặt di truyền).

C. Đúng. Do có sự đa dạng về mặt di truyền nên thế hệ con ở các sinh vật sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường có nhiều biến động.

D. Sai. Sinh sản hữu tính tạo nên nhiều thể tái tổ hợp di truyền khác nhau nên các sinh vật sinh sản hữu tính có nhiều biến dị hơn so với ở các sinh vật sinh sản vô tính.

Câu 4.28: Nhận định nào dưới đây về các hình thức thụ tinh ở động vật là đúng?

A. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con đực.

B. Thụ tinh ngoài chỉ xảy ra ở động vật trên cạn.

C. Thụ tinh trong chỉ xảy ra ở các động vật không xương sống.

D. So với thụ tinh ngoài, thụ tinh trong có số lượng con được sinh ra ít hơn.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

A. Sai. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái.

B. Sai. Thụ tinh ngoài thường gặp ở đa số động vật ở nước (cá, ếch,…).

C. Sai. Thụ tinh trong thường xảy ra phổ biến ở động vật trên cạn kể cả động vật có xương sống (bò sát, chim, thú) và động vật không có xương sống (côn trùng).

D. Đúng. So với thụ tinh ngoài, thụ tinh trong có số lượng con được sinh ra ít hơn.

Câu 4.29: Khi nói về các hình thức đẻ ở động vật, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Ở động vật đẻ trứng, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.

B. Hình thức đẻ trứng thai gặp phổ biến ở loài thụ tinh ngoài.

C. Ở động vật đẻ trứng thai, phôi phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh ở trong cơ thể mẹ nhờ trao đổi chất qua nhau thai.

D. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

A. Sai. Ở động vật đẻ trứng, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng.

B. Sai. Hình thức đẻ trứng thai có ở loài thụ tinh trong.

C. Sai. Ở động vật đẻ trứng thai, phôi phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh ở trong trứng trước khi được mẹ đẻ ra ngoài.

D. Đúng. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.

Câu 4.30: Thứ tự nào sau đây là đúng về các sự kiện xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính ở người?

(1) Quá trình nguyên phân và giảm phân để hình thành trứng và tinh trùng.

(2) Hợp tử phân chia tạo thành phôi.

(3) Tinh trùng kết hợp với trứng ở vị trí 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ phần loa của ống dẫn trứng.

(4) Phôi phát triển thành thai trong tử cung.

(5) Nhau thai được đẩy ra ngoài.

(6) Dưới tác dụng của oxytocin, cổ tử cung mở rộng.

(7) Thai được đẩy ra ngoài.

A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (7) → (5).

B. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (5) → (7).

C. (1) → (3) → (4) → (2) → (6) → (5) → (7).

D. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (7) → (5).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Thứ tự đúng về các sự kiện xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính ở người:

  • (1) Quá trình nguyên phân và giảm phân để hình thành trứng và tinh trùng.

  • (3) Tinh trùng kết hợp với trứng ở vị trí 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ phần loa của ống dẫn trứng.

  • (2) Hợp tử phân chia tạo thành phôi.

  • (4) Phôi phát triển thành thai trong tử cung.

  • (6) Dưới tác dụng của oxytocin, cổ tử cung mở rộng.

  • (7) Thai được đẩy ra ngoài.

  • (5) Nhau thai được đẩy ra ngoài.

Câu 4.31: Nhận định nào dưới đây về quá trình thụ tinh ở người là không đúng?

A. Để quá trình thụ tinh diễn ra bình thường, nhiều trứng cần rụng cùng một lúc.

B. Chỉ có một tinh trùng thụ tinh với một trứng.

C. Sự thụ tinh xảy ra ở 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ buồng trứng.

D. Có sự kết hợp hai giao tử đơn bội để tạo thành hợp tử lưỡng bội

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Để quá trình thụ tinh diễn ra bình thường, chỉ cần một trứng chín và rụng.

Câu 4.32: Ở cá thể đực, hormone LH có tác dụng gì?

A. Ức chế sản sinh tinh trùng.

B. Kích thích tế bào kẽ tiết hormone testosterone.

C. Kích thích vùng dưới đồi, làm tăng tiết GnRH.

D. Kích thích quá trình tiết inhibin ở tỉnh hoàn.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Ở cá thể đực, hormone LH có tác dụng kích thích tế bào kẽ tiết hormone testosterone.

Câu 4.33: Trong cơ chế điều hoà sinh trứng ở người, hormone nào sau đây khi ở nồng độ cao kích thích thuỳ trước tuyến yên và vùng dưới đồi tiết hormone?

A. LH.                   B. Progesterone.                     C. FSH.                      D. Estrogen.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Trong cơ chế điều hoà sinh trứng ở người, hormone estrogen khi ở nồng độ cao sẽ kích thích thuỳ trước tuyến yên và vùng dưới đồi tiết hormone.

Câu 4.34: Khi nói về cơ chế điều hoà sinh trứng, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. FSH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích thích hình thành và phát triển thể vàng.

B. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên.

C. GnRH ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.

D. Progesterone ở nồng độ cao kích thích vùng dưới đồi tiết GnRH, thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

A. Sai. FSH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích thích nang trứng phát triển và tiết hormone estrogen.

B. Đúng. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh làm tổ.

C. Sai. GnRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.

D. Sai. Progesterone ở nồng độ cao ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH và thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.

Câu 4.35: Chức năng chính của thể vàng là gì?

A. Kích thích sự phát triển và nuôi dưỡng nang trứng.

B. Duy trì tổng hợp progesterone và estrogen sau khi rụng trứng.

C. Kích thích quá trình rụng trứng.

D.Kích thích bong lớp niêm mạc tử cung, gây hiện tượng chảy máu (kinh nguyệt).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Chức năng chính của thể vàng là duy trì tổng hợp progesterone và estrogen sau khi rụng trứng.

Câu 4.36: Yếu tố môi trường tham gia điều hoà quá trình sinh sản bằng cách nào?

A. Ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo của các cơ quan sinh dục.

B. Làm thay đổi thân nhiệt, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh.

C. Sự thay đổi độ ẩm, nhiệt độ của môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động của tuyến tiền liệt và tử cung, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng.

D. Ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone sinh dục.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Yếu tố môi trường như pheromone, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, các chất kích thích,… tham gia điều hoà quá trình sinh sản bằng cách làm biến đổi quá trình trao đổi chất hoặc tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết (ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone sinh dục).

Câu 4.37: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để kích thích sinh sản cho bò?

A. Dùng hormone progesterone.

B. Dùng hormone GnRH.

C. Tối ưu hoá các điều kiện môi trường.

D. Nuôi cấy phôi và thụ tinh nhân tạo.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Dùng hormone progesterone không có tác dụng kích thích sinh sản cho bò vì hormone progesterone ở nồng độ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm cho trứng không chín và rụng (giảm hiệu quả sinh sản).

Câu 4.38: Biện pháp tránh thai nào dưới đây dựa trên cơ chế ức chế quá trình chín và rụng trứng?

A. Dụng cụ tử cung.                                                   B. Bao cao su nam.

C. Viên uống tránh thai hằng ngày.                           D. Tính vòng kinh.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

A. Sai. Dụng cụ tử cung có tác dụng ngăn sự làm tổ của phôi trong tử cung.

B. Sai. Bao cao su nam có tác dụng ngăn cản tinh trùng gặp trứng.

C. Đúng. Viên uống tránh thai hằng ngày có tác dụng ức chế quá trình chín và rụng trứng.

D. Sai. Tính vòng kinh có tác dụng ngăn cản tinh trùng gặp trứng.

Câu 4.39: Những biện pháp nào sau đây dùng để điều hòa sinh sản đang được áp dụng ở người?

(1) Biện pháp tránh thai ức chế quá trình chín và rụng trứng.

(2) Lựa chọn giới tính thai nhi.

(3) Thụ tinh trong ống nghiệm.

(4) Biện pháp tránh thai ngăn cản tinh trùng gặp trứng.

(5) Thay đổi điều kiện nhiệt độ.

(6) Biện pháp tránh thai ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung.

A. (1), (2), (3) và (6).                                      B. (1), (3), (4) và (6).

C. (1), (4), (5) và (6).                                      D. (1), (2), (4) và (6).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Một số biện pháp dùng để điều hoà sinh sản đang được áp dụng ở người:

 

  • (1) Biện pháp tránh thai ức chế quá trình chín và rụng trứng.

  • (3) Thụ tinh trong ống nghiệm.

  • (4) Biện pháp tránh thai ngăn cản tinh trùng gặp trứng.

  • (6) Biện pháp tránh thai ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 22, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 22: Sinh sản ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com