[toc:ul]
Phân đôi: từ cá thể mới ban đầu, tách đôi cơ thể tạo thành hai cá thể mới.
Ví dụ: hải quỳ, giun dẹp…
Nảy chồi: Chồi từ cơ thể mẹ tách ra tạo thành cá thể mới.
Ví dụ: Bọt biển, Ruột khoang (thủy tức…)...
Phân mảnh: Các mảnh nhỏ của cơ thể phát triển thành cá thể mới.
Ví dụ: Sao biển, giun dẹp…
Trinh sản: Trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới.
Ví dụ: ong, rệp kiến, cá mập đầu búa…
1. Các hình thức sinh sản hữu tính
a) Hình thức thụ tinh
Thụ tinh ngoài: trứng và tinh trùng gặp nhau ở bên ngoài cơ thể con cái.
Ví dụ: cá, ếch…
Thụ tinh trong: trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái.
Ví dụ: người, chó, sư tử…
b) Hình thức sinh (đẻ):
Đẻ trứng: phôi phát triển nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng.
Ví dụ: ong, cá, gà, thú mỏ vịt…
Đẻ trứng thai: sau thụ tinh, phôi phát triển thành con ở trong trứng nước khi được mẹ đẻ ra ngoài.
Ví dụ: cá kiếm, cá đuối…
Đẻ con: phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.
Ví dụ: nai, sư tử, mèo…
2. Quá trình sinh sản hữu tính
a) Hình thành tinh trùng và trứng
Buồng trứng sản xuất trứng, tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Thông qua quá trình nguyên và giảm phân, trứng và phân tinh trùng được tạo ra mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
b) Thụ tinh tạo hợp tử
Một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).
c) Phát triển phôi thai
Hợp tử phân chia tạo thành phôi. Ở những loài đẻ con, phôi phát triển thành thai.
d) Đẻ
Khi đủ thời gian phát triển, Ở trứng hoặc thai sẽ được đẩy ra khỏi tử cung của cơ thể mẹ nhờ quá trình đẻ.
1. Cơ chế điều hòa sinh sản
a) Tác động của hệ thần kinh và hormone
Hormone GnRH (do vùng dưới đồi tiết ra) kích thích tuyến yên tiết FSH và LH → tác động lên tuyến sinh dục: kích thích quá trình sản sinh tinh trùng (ở tinh hoàn cá thể đực) và quá trình chín và rụng trứng (ở buồng trứng của cá thể cái).
Các hormone được tiết ra bởi tinh hoàn (testosterone, inhibin), buồng trứng (estrogen), thể vàng (estrogen và progesterone) có mối liên hệ ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi.
b) Tác động của yếu tố môi trường
Pheromone, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, các chất kích thích,... ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ở động vật do làm biến đổi quá trình trao đổi chất hoặc tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
2. Điều khiển sinh sản ở động vật
Trong chăn nuôi, dựa trên cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật, con người có thể điều khiển số trứng, số con và giới tính của vật nuôi:
Thụ tinh nhân tạo giúp làm tăng hiệu quả thụ tinh.
Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp để làm tăng sản sinh tinh trùng, kích thích trứng chín, rụng nhiều trứng cùng một lúc hoặc tăng hiệu quả thụ thai.
Thuốc kích dục tố hCG
Thay đổi thời gian chiếu sáng, nhiệt độ theo chu kì sinh sản của con vật.
Chiếu sáng cho gà để kích thích đẻ trứng
Xử lí nhiệt độ hoặc chọn lọc tinh trùng để điều khiển giới tính con vật.
Xử lí nhiệt độ cao để sản xuất cá rô phi đơn tính
Thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi cấy phôi: Trứng và tinh trùng được cho kết hợp với nhau trong ống nghiệm, phôi được nuôi đến một giai đoạn phát triển rồi cấy vào trong con cái.
Thụ tinh trong ống nghiệm ở bò
3. Điều hòa sinh sản ở người
Sinh đẻ có kế hoạch là việc thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Sử dụng biện pháp tránh thai giúp sinh đẻ chủ động, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Một số biện pháp tránh thai:
Kĩ thuật hỗ trợ sinh sản là liệu pháp điều trị vô sinh hoặc hiếm muộn: kĩ thuật thu nhận giao tử, chuẩn bị giao tử, hỗ trợ thụ tinh, nuôi phôi và cấy chuyền phôi.
Kĩ thuật bảo quản phôi và các giao tử.
Kĩ thuật thường được sử dụng là: Kĩ thuật IUI (bơm tinh trùng vào tử cung), Kĩ thuật IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), Kĩ thuật ICSI (bơm tinh trùng vào bào tương trứng)