Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Hướng dẫn giải bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Tự luận

Câu 1.137: Vì sao từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín là một xu hướng tiến hoá?

Hướng dẫn trả lời:

Hệ tuần hoàn kín có nhiều ưu điểm so với hệ tuần hoàn hở. Cụ thể: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín với áp lực cao hơn, vận tốc lớn hơn hệ tuần hoàn hở nên máu có thể đi xa, đến các cơ quan nhanh. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, do đó hệ tuần hoàn kín giúp sinh vật tiến hoá theo hướng có kích thước cơ thể lớn hơn và mức độ hoạt động cao hơn.

Câu 1.138: Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của cá (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn.

Hướng dẫn trả lời:

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá: Máu từ tim (từ tâm nhĩ xuống tâm thất) theo động mạch mang đến mang, tại mang máu thực hiện quá trình trao đổi khí, chuyển từ máu nghèo O2 thành máu giàu O2 và theo động mạch lưng đến cung cấp O2 cho các cơ quan trong cơ thể (thông qua các mao mạch ở cơ quan); máu nghèo O2 từ cơ quan theo tĩnh mạch chủ quay trở lại tâm nhĩ của tim.

- Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có một vòng tuần hoàn.

Câu 1.139: Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của thú (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của thú gọi là hệ tuần hoàn kép.

Hướng dẫn trả lời:

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở thú gồm có hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Ở vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo O2 từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, theo động mạch phổi lên phổi, tại phổi máu thực hiện quá trình trao đổi khí chuyển thành máu giàu O2 rồi quay trở lại tâm nhĩ trái của tim qua tĩnh mạch phổi. Ở vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu O2 từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất rồi vào động mạch chủ đến cung cấp O2 cho các cơ quan trong cơ thể (thông qua các mao mạch ở cơ quan); máu nghèo O2 từ cơ quan theo tĩnh mạch chủ quay trở lại tâm nhĩ phải của tim.

- Hệ tuần hoàn của thú gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn.

Câu 1.140: Phân tích đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.

Hướng dẫn trả lời:

Chức năng của tim là co dãn theo chu kì giúp bơm máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim, nhờ đó máu được tuần hoàn khắp cơ thể. Các đặc điểm cấu tạo tim phù hợp với chức năng:

- Tim có hệ dẫn truyền tim tạo tính tự động trong hoạt động co dãn theo chu kì của tim.

- Độ dày thành cơ tim phù hợp với chức năng bơm máu của mỗi buồng tim. Thành cơ tim tâm thất dày hơn tâm nhĩ, thành cơ tim bên trái dày hơn bên phải. Điều này có ý nghĩa: Khi mỗi buồng tim co sẽ tạo áp lực để bơm máu đi với quãng đường phù hợp với chức năng của mỗi buồng tim. Ví dụ: Thành cơ tim tâm nhĩ mỏng phù hợp với lực co đủ để bơm máu xuống tâm thất. Thành cơ tim tâm thất trái dày hơn tâm thất phải phù hợp với việc tạo áp lực lớn để bơm máu đi khắp cơ thể trong vòng tuần hoàn hệ thống.

- Tim có các van tim, giúp máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và lên động mạch.

- Tim được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và thể dịch, giúp thay đổi hoạt động phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Câu 1.141: Trình bày hoạt động của hệ dẫn truyền tim và quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở một chu kì hoạt động của tim động vật có vú.

Hướng dẫn trả lời:

- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Hệ dẫn truyền tim gồm: nút nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje. Nút xoang nhĩ phát xung thần kinh. Xung Thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm nhĩ làm tâm nhĩ co và đồng thời truyền xuống nút nhĩ thất. Xung thần kinh từ nút nhĩ thất truyền qua bó His và các sợi Purkinje xuống cơ tâm thất làm tâm thất co.

- Quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở một chu kì hoạt động của tim động vật có vú: Khi tâm nhĩ co, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; khi tâm thất co, máu từ tâm thất lên động mạch, máu từ tĩnh mạch về tâm nhĩ; pha dãn chung: máu từ tĩnh mạch về tâm nhĩ, từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Câu 1.142: Vẽ sơ đồ giải thích cơ chế điều hoà tim mạch khi hoạt động thể lực mạnh.

Hướng dẫn trả lời:

Sơ đồ giải thích cơ chế điều hoà tim mạch khi hoạt động thể lực mạnh:

 

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 8, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com