Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Hướng dẫn giải bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Trắc nghiệm

Câu 1.65: Nhận định nào dưới đây về quá trình dinh dưỡng và tiêu hoá là đúng?

A. Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.

B. Dinh dưỡng và tiêu hoá là hai quá trình kế tiếp nhau.

C. Dinh dưỡng là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Tiêu hoá là quá trình tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

A. Đúng. Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.

B. Sai. Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.

C. Sai. Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.

D. Sai. Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 1.66: Ở người, giai đoạn chất dinh dưỡng đi qua các tế bào biểu mô của lông ruột để vào mạch máu và mạch bạch huyết là giai đoạn nào của quá trình dinh dưỡng?

A. Lấy thức ăn.                                                                              B. Tiêu hoá thức ăn.

C. Hấp thụ chất dinh dưỡng.                                                         D. Đồng hoá các chất.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Ở người, giai đoạn chất dinh dưỡng đi qua các tế bào biểu mô của lông ruột để vào mạch máu và mạch bạch huyết là giai đoạn hấp thụ chất dinh dưỡng của quá trình dinh dưỡng.

Câu 1.67: Phát biểu nào sau đây về giai đoạn đồng hoá các chất là đúng? 

A. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà thức ăn được đưa vào cơ thể.

B. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà tế bào sử dụng chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

C. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá, biến đổi từ những chất phức tạp thành chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ được.

D. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà chất dinh dưỡng sau khi phân giải được vận chuyển vào máu và bạch huyết.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà tế bào sử dụng chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

Câu 1.68: Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng, chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.

B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzyme do lysosome tiết ra.

C. Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trong không bào tiêu hoá.

D. Thức ăn được biến đổi về mặt cơ học bên trong tế bào.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

A. Sai. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng.

B. Sai. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào và tiêu hoá nội bào.

C. Đúng. Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trong không bào tiêu hoá.

D. Sai. Ở động vật có túi tiêu hoá, những hạt thức ăn nhỏ mới được đưa vào trong tế bào để biến đổi về mặt hoá học.

Câu 1.69: Các lợi thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá là:

(1) Các bộ phận của hệ tiêu hoá có tính chuyên hoá cao.

(2) Các enzym tiêu hoá không bị hoà loãng nên giúp tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

(3) Tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tiêu hoá nội bào.

(4) Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn với chất thải.

A. (1), (2) và (3).                                                                       B. (1), (3) và (4).

C. (1), (2) và (4).                                                                       D. (2), (3) và (4).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

- Các lợi thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá là:

  • (1) Các bộ phận của hệ tiêu hoá có tính chuyên hoá cao.

  • (2) Các enzym tiêu hoá không bị hoà loãng nên giúp tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

  • (4) Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn với chất thải.

- (3) Sai. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

Câu 1.70: Khi nói về hình thức tiêu hoá ở động vật, nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Ở thuỷ tức, thức ăn vừa được tiêu hóa ngoại bào, vừa được tiêu hóa nội bào.

B. Ở bọt biển, thức ăn được tiêu hóa trong tế bào cổ áo và tế bào amip.

C. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng.

D. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào hoàn toàn.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào hoàn toàn nhờ quá trình tiêu hoá cơ học và hoá học.

Câu 1.71: Ở bọt biển, quá trình tiêu hoá nội bào ở các tế bào cổ áo thường diễn ra ngay sau quá trình nào?

A. Quá trình tiêu hoá ở tế bào amip.

B. Quá trình thức ăn di chuyển qua và bị các sợi hình trụ của tế bào cổ áo chứa chất nhầy giữ lại.

C. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.

D. Quá trình hình thành các sợi xương hoặc các tế bào khác của cơ thể.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Ở bọt biển, quá trình tiêu hoá nội bào ở các tế bào cổ áo thường diễn ra ngay sau quá trình thức ăn di chuyển qua và bị các sợi hình trụ của tế bào cổ áo chứa chất nhầy giữ lại.

Câu 1.72: Cho các loài động vật sau: (1) bọt biển, (2) giun dẹp, (3) cá chép, (4) châu chấu, (5) thuỷ tức. Những loài nào trong các loài trên có tiêu hoá nội bào?

A. (1), (2) và (4).            B. (1), (4) và (5).           C. (1), (2) và (5).           D. (1), (3) và (5).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

  • Trong các loài trên, những loài có hình thức tiêu hoá nội bào là: (1) bọt biển, (2) giun dẹp, (5) thuỷ tức.

  • Còn (3) cá chép, (4) châu chấu là những loài tiêu hoá ngoại bào hoàn toàn nhờ quá trình tiêu hoá cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá.

Câu 1.73: Quy tắc chung liên quan đến chế độ dinh dưỡng cân bằng ở người là

A. chế độ dinh dưỡng giàu protein, ít carbohydrate.

B. chế độ dinh dưỡng ít chất béo, nhiều chất đạm.

C. chế độ dinh dưỡng ít calo hơn so với nhu cầu của cơ thể.

D. chế độ dinh dưỡng vừa đủ và đúng tỉ lệ (phù hợp với tháp dinh dưỡng), bổ sung đầy đủ nước, vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Quy tắc chung liên quan đến chế độ dinh dưỡng cân bằng ở người là chế độ dinh dưỡng vừa đủ và đúng tỉ lệ (phù hợp với tháp dinh dưỡng), bổ sung đầy đủ nước, vitamin, chất khoáng và chất xơ. Sự thiếu hụt hay dư thừa năng lượng hoặc một số chất dinh dưỡng có thể dẫn đến rối loạn dinh dưỡng.

Câu 1.74: Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là:

(1) Tác nhân dị ứng.

(2) Ô nhiễm thực phẩm.

(3) Chế độ ăn ít chất xơ.

(4) Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn.

(5) Ô nhiễm nguồn nước.

(6) Nhịn đại tiện.

A. (1), (2), (3) và (6).                                                              B. (2), (4), (5) và (6).

C. (1), (2), (4) và (5).                                                              D. (2), (3), (5) và (6).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là:

  • (1) Tác nhân dị ứng.

  • (2) Ô nhiễm thực phẩm.

  • (4) Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn.

  • (5) Ô nhiễm nguồn nước.

 

Còn (3) Chế độ ăn ít chất xơ, (6) Nhịn đại tiện là những nguyên nhân gây bệnh táo bón.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 6, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com