Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Hướng dẫn giải bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Tự luận

Câu 1.123: Khả năng hấp thụ nước ở rễ cây thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi) trong các trường hợp sau? Giải thích.

(1) Nhiệt độ không khí tăng trong thời gian từ buổi sáng đến giữa trưa.

(2) Cường độ ánh sáng tăng trong thời gian từ buổi sáng đến giữa trưa.

(3) Cây không được tưới nước nhiều ngày.

Hướng dẫn trả lời:

(1) Trường hợp này làm tăng khả năng hấp thụ nước ở rễ cây. Giải thích: Nhiệt độ không khí tăng trong thời gian từ buổi sáng đến giữa trưa làm tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên cho sự hấp thụ nước ở rễ cây nên làm tốc độ hấp thụ nước của rễ tăng lên.

(2) Trường hợp này làm tăng khả năng hấp thụ nước ở rễ cây. Giải thích: Cường độ ánh sáng tăng trong thời gian từ buổi sáng đến giữa trưa làm tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp, từ đó làm tăng sự hấp thụ nước ở rễ cây.

(3) Trường hợp này làm giảm khả năng hấp thụ nước ở rễ cây. Giải thích: Cây không được tưới nước nhiều ngày dẫn tới hàm lượng nước trong đất giảm thấp, làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ, thậm chí rễ cây không hút được nước khi đất quá khô.

Câu 1.124: Khi quan sát trang trại cà chua, nhận thấy các cây cà chua có hiện tượng ngọn và lá cây bị héo. Hiện tượng này có thể do nguyên nhân nào dưới đây? Giải thích.

(1) Không tưới nước trong thời gian dài.

(2) Tưới phân đậm đặc.

Hướng dẫn trả lời:

Hiện tượng ngọn và lá cây bị héo có thể xảy ra do cả 2 nguyên nhân trên.

  • (1) Khi không tưới nước trong thời gian dài, hàm lượng nước trong đất giảm thấp, dẫn tới cây không hút được nước, vì vậy, cây bị thiếu nước và mất sức trương (bị héo).

  • (2) Khi tưới phân đậm đặc, hàm lượng chất tan trong đất tăng cao dẫn tới thế nước giảm, cây không hút được nước nên bị thiếu nước và mất sức trương (bị héo).

Câu 1.125: Giải thích tại sao trong sản xuất thường bổ sung phân bón vi sinh hoặc các chế phẩm vi sinh cho cây trồng.

Hướng dẫn trả lời:

Phân bón vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh giúp bổ sung vi sinh vật có lợi vào đất hoặc thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi vùng rễ giúp cải tạo đất, khoáng hóa chất hữu cơ thành chất khoáng dễ tan giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ được.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 3, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com