Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 7: Hô hấp ở động vật

Hướng dẫn giải bài 7: Hô hấp ở động vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Trắc nghiệm

Câu 1.75: Những nhận định nào sau đây là đúng khi nói về hô hấp ở động vật?

(1) Tất cả các động vật trên cạn đều trao đổi khí qua phổi.

(2) Tất cả động vật sống dưới nước đều trao đổi khí qua mang.

(3) Lưỡng cư vừa trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, vừa trao đổi khí qua phổi.

(4) Chim trao đổi khí qua phổi và hệ thống túi khí.

A. (1) và (4).               B. (2) và (3).               C. (1) và (2).               D. (3) và (4).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

(1) Sai. Một số động vật trên cạn không trao đổi khí qua phổi mà trao đổi khí qua bề mặt cơ thể (giun, ếch,…) hoặc trao đổi khí qua ống khí (ruồi, ong, châu chấu,…).

(2) Sai. Một động vật sống dưới nước không trao đổi khí qua mang như cá voi, cá heo,… trao đổi khí bằng phổi.

(3) Đúng. Lưỡng cư vừa trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, vừa trao đổi khí qua phổi.

(4) Đúng. Chim trao đổi khí qua phổi và hệ thống túi khí.

Câu 1.76: Khi nói về hô hấp ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Động vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường.

B. Quá trình hô hấp tế bào giải phóng ATP.

C. Thông qua trao đổi khí với môi trường, CO2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.

D. CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

  • Thông qua trao đổi khí với môi trường, O2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. 

  • CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường.

Câu 1.77: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về bề mặt trao đổi khí ở động vật ?

A. Cấu trúc bề mặt trao đổi khí liên quan đến môi trường sống của động vật.

B. Quá trình trao đổi khí diễn ra khi có sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.

C. Bề mặt trao đổi khí có diện tích lớn và có nhiều mao mạch.

D. Bề mặt trao đổi khí thường dày vì tốc độ khuếch tán O2 tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt trao đổi khí.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Bề mặt trao đổi khí thường mỏng vì tốc độ khuếch tán O2 tỉ lệ nghịch với độ dày của bề mặt trao đổi khí.

Câu 1.78: Các loài nào sau đây trao đổi khí chủ yếu qua bề mặt cơ thể?

(1) Châu chấu                    (2) Thuỷ tức                    (3) Ếch, nhái trưởng thành

(4) Cá sấu                          (5) Cá heo                       (7) Tôm                         (8) Giun đất

A. (1), (2) và (3).                                                                B. (2), (3) và (8).

C. (2), (3) và (5).                                                                D. (3), (4) và (8).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

  • (2) Thuỷ tức, (3) Ếch, nhái trưởng thành, (8) Giun đất là những loài trao đổi khí chủ yếu qua bề mặt cơ thể.

  • (1) Châu chấu trao đổi khí qua ống khí.

  • (4) Cá sấu, (5) Cá heo trao đổi khí qua phổi.

  • (7) Tôm trao đổi khí qua mang.

Câu 1.79: Nhận định nào sau đây về hô hấp ở cá là đúng?

A. Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi mang có nhiều phiến mang.

B. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

C. Cá có thể lấy được ít O2 trong nước khi nước đi qua mang vì dòng nước chảy qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch cùng chiều với nhau.

D. Khi cá hít vào, dòng nước chảy qua mang mang theo máu giàu CO2, khi cá thở ra, dòng máu giàu O2 được đẩy ra ngoài.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

A. Đúng. Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi mang có nhiều phiến mang.

B. Sai. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

C. Sai. Cá có thể lấy được nhiều O2 (hơn 80%) trong nước khi nước đi qua mang vì dòng nước chảy qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với nhau.

D. Sai. Khi cá hít vào, dòng nước chảy qua mang mang theo máu giàu O2, khi cá thở ra, dòng nước giàu CO2 được đẩy ra ngoài.

Câu 1.80: Khi nói về trao đổi khí ở côn trùng, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Ống khí không có sự phân nhánh nên O2 được hấp thụ trực tiếp từ lỗ thở vào tế bào.

B. Ống khí của côn trùng có hệ thống mao mạch dày đặc bao quanh.

C. Không khí giàu O2 khuếch tán qua lớp biểu bì mỏng bên ngoài cơ thể.

D. Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

A. Sai. Ống khí có sự phân nhánh đến từng tế bào.

B. Sai. Ống khí của côn trùng không có hệ thống mao mạch dày đặc bao quanh, các ống khí phân nhánh đến tận các tế bào của cơ thể.

C. Sai. Ở côn trùng, không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở.

D. Đúng. Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể.

Câu 1.81: Nhận định nào sau đây về quá trình trao đổi khí ở chim là đúng?

A. Phổi có số lượng phế nang lớn nhất trong các loài động vật nên khi hít vào không khí đi từ khí quản đến trực tiếp tế bào.

B. Chim có hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.

C. Khi hít vào, các túi khí đẩy không khí vào phổi nên phổi đầy không khí, các túi khí xẹp.

D. Khi thở ra, các túi khí căng đầy không khí.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

A. Sai. Phổi của chim không có các phế nang.

B. Đúng. Chim có hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.

C. Sai. Khi hít vào, không khí giàu O2 từ khí quản vào các túi khí sau và phổi, các túi khí đầy.

D. Sai. Khi thở ra, không khí giàu O2 từ các túi khí sau lên phổi, các túi khí xẹp.

Câu 1.82: Một trong những tác hại của khói thuốc lá với hệ hô hấp là

A. làm giảm tiết chất nhày ở đường hô hấp.

B. phá huỷ cấu trúc phế nang và làm xơ hoá phế nang.

C. tăng lưu thông không khí.

D. hạn chế các phản ứng viêm.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Khói thuốc lá làm tăng tiết chất nhày ở đường hô hấp, phá huỷ cấu trúc phế nang và làm xơ hoá phế nang, giảm lưu thông khí, tăng các phản ứng viêm (viêm phế quản, viêm phổi).

Câu 1.83: Các biện pháp phòng bệnh hô hấp là

(1) rửa tay thường xuyên.

(2) giảm cholesterol trong chế độ ăn.

(3) giữ vệ sinh môi trường sống.

(4) đeo khẩu trang đúng cách.

(5) tập thể dục, thể thao thường xuyên.

A. (1), (3), (4) và (5).                                                    B. (1), (2), (3) và (5).

C. (2), (3), (4) và (5).                                                    D. (1), (2), (4) và (5).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

- Các biện pháp phòng bệnh hô hấp:

  • (1) rửa tay thường xuyên.

  • (3) giữ vệ sinh môi trường sống.

  • (4) đeo khẩu trang đúng cách.

  • (5) tập thể dục, thể thao thường xuyên.

- (2) giảm cholesterol trong chế độ ăn là biện pháp phòng các bệnh tim mạch.

Câu 1.84: Ghép các loài động vật sau đây với hình thức tiêu hoá phù hợp.

Loài động vật

 

Hình thức tiêu hoá

              (a) Giun dẹp

(1) Ống tiêu hoá

              (b) Rắn

(2) Túi tiêu hoá

              (c) Hải quỳ

(3) Chưa có cơ quan tiêu hoá

              (d) Bọt biển

 

              (e) Hươu cao cổ

 

Hướng dẫn trả lời:

Loài động vật

Hình thức tiêu hoá

              (a) Giun dẹp

(2) Túi tiêu hoá

              (b) Rắn

(1) Ống tiêu hoá

              (c) Hải quỳ

(2) Túi tiêu hoá

              (d) Bọt biển

(3) Chưa có cơ quan tiêu hoá

              (e) Hươu cao cổ

(1) Ống tiêu hoá

Câu 1.85: Ghép các loài động vật sau đây với hình thức trao đổi khí phù hợp.

Tên động vật

 

Hình thức trao đổi khí

(a) Nai

(b) Trai sông

(c) Dế mèn

(d) Cá voi

(e) Giun dẹp

(g) Cá chép

(h) Ếch

(i) Châu chấu

(k) Tôm

(l) Chim bồ câu

           (m) Thỏ

           (n) Thuỷ tức

(1) Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

(2) Trao đổi khí qua ống khí

(3) Trao đổi khí qua mang

(4) Trao đổi khí qua phổi

 

Hướng dẫn trả lời:

- Các loài động vật có hình thức (1) Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: (e), (h), (n).

- Các loài động vật có hình thức (2) Trao đổi khí qua ống khí: (c), (i).

- Các loài động vật có hình thức (3) Trao đổi khí qua mang: (b), (g), (k).

 

- Các loài động vật có hình thức (4) Trao đổi khí qua phổi: (a), (d), (h), (l), (m).

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 7, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 7: Hô hấp ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com