Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 12: Cảm ứng ở thực vật

Hướng dẫn giải bài 12: Cảm ứng ở thực vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Trắc nghiệm

Câu 2.6: Đặc điểm cảm ứng nào sau đây không phải là đặc điểm cảm ứng của thực vật?

A. Phản ứng dễ nhận thấy ngay.

B. Phản ứng diễn ra chậm.

C. Phản ứng bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan.

D. Phản ứng được kiểm soát bởi hormone.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Thực vật phản ứng với các tín hiệu từ môi trường bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan, các phản ứng này thường diễn ra chậm, khó nhận thấy và được kiểm soát bởi hormone.

Câu 2.7: Quá trình nào sau đây không có trong cơ chế cảm ứng của thực vật với tín hiệu môi trường?

A. Dẫn truyền tín hiệu.                                                   B. Trả lời kích thích.

C. Phân tích và tổng hợp thông tin.                                D. Thu nhận kích thích.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Thực vật không có hệ thần kinh nên quá trình phân tích và tổng hợp thông tin không có trong cơ chế cảm ứng của thực vật với tín hiệu môi trường.

Câu 2.8: Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào sau đây?

A. Hướng hoá.                                                                 B. Hướng động.

C. Ứng động sức trương.                                                D. Ứng động tiếp xúc.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Sự đóng mở của khí khổng xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong tế bào khí khổng (khi tế bào khí khổng no nước thì khí khổng mở ra, khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng đóng lại) 

=> Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng là ứng động sức trương.

Câu 2.9: Bộ phận nào của cây hướng trọng lực dương?

A. Đỉnh rễ.                   B. Đỉnh thân.                    C. Lá.                  D. Chồi bên.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Đỉnh rễ hướng trọng lực dương: Các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).

Câu 2.10: Nguyên nhân của hiện tượng thân cây luôn mọc vươn về phía có ánh sáng là

A. auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi.

B. auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây.

C. auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây.

D. auxin phân bố tập trung về phía đối diện với nguồn sáng của cây.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Nguyên nhân của hiện tượng thân cây luôn mọc vươn về phía có ánh sáng là auxin phân bố tập trung về phía đối diện với nguồn sáng của cây: Sự tác động không đều của ánh sáng ở 2 phía của chồi đỉnh, dẫn đến sự phân bố không đều auxin ở hai phía của chồi đỉnh (auxin tập trung ở phía nhận được ít ánh sáng hơn). Kết quả, phía nhận được ít ánh sáng hơn có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, gây nên sự uốn cong thân cây về hướng có ánh sáng.

Câu 2.11: Các phản ứng vận động nào sau đây không thuộc hướng động?

A. Rễ cây mọc hướng về nguồn nước.

B. Thân non mọc hướng về phía có ánh sáng.

C. Cây bắt ruồi khép lá khi côn trùng bò vào và chạm vào lá cây.

D. Cây dây leo cuốn xung quanh thân cây gỗ trong rừng nhiệt đới.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

A. Rễ cây mọc hướng về nguồn nước => Thuộc kiểu hướng động (hướng nước).

B. Thân non mọc hướng về phía có ánh sáng => Thuộc kiểu hướng động (hướng sáng).

C. Cây bắt ruồi khép lá khi côn trùng bò vào và chạm vào lá cây => Thuộc kiểu ứng động (ứng động tiếp xúc).

D. Cây dây leo cuốn xung quanh thân cây gỗ trong rừng nhiệt đới => Thuộc kiểu hướng động (hướng tiếp xúc).

Câu 2.12: Các hiện tượng nào sau đây ở thực vật thuộc kiểu ứng động?

(1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc chạng vạng tối.

(2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng.

(3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào.

(4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước.

(5) Hoa quỳnh nở vào ban đêm.

(6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm.

A. (1), (2), (3) và (6).                                           B. (1), (3), (5) và (6).

C. (1), (3), (5) và (6).                                           D. (1), (2), (4) và (6).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

(1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc chạng vạng tối => Thuộc kiểu ứng động (ứng động sinh trưởng – quang ứng động).

(2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng => Thuộc kiểu hướng động (hướng ánh sáng).

(3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào => Thuộc kiểu ứng động (ứng động sức trương).

(4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước => Thuộc kiểu hướng động (hướng nước).

(5) Hoa quỳnh nở vào ban đêm => Thuộc kiểu ứng động (ứng động sinh trưởng – quang ứng động).

 

(6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm => Thuộc kiểu ứng động (ứng động tiếp xúc).

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 12, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 12: Cảm ứng ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net