Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. Khái quát hệ tuần hoàn

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Đại diện

Ngành Chân khớp và lớp Chân bụng

Giun đốt, lớp Chân đầu, ngành Dây sống

Thành phần cấu tạo

Tim, động mạch, tĩnh mạch

Tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch

Đường di chuyển của máu

Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim

Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim

Áp lực máu trong mạch

Thấp

Cao

Vận tốc máu chảy trong mạch

Thấp

Cao

Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Đại diện

Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú

Số vòng tuần hoàn

1 vòng

2 vòng

Đường di chuyển của máu

Máu nghèo O$_{2}$ ở tâm nhĩ → tâm thất → động mạch mang → mang (trao đổi khí trở thành máu giàu O$_{2}$) → động mạch lưng → mao mạch ở các cơ quan (trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O$_{2}$) → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ của tim.

Vòng tuần hoàn phổi:

Máu nghèo O$_{2}$ ở tâm nhĩ phải → tâm thất phải → động mạch phổi → mao mạch phổi (trao đổi khí trở thành máu giàu O$_{2}$) → tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.

Vòng tuần hoàn hệ thống:

Máu giàu O$_{2}$ từ tâm nhĩ trái → tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch ở các cơ quan (trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O$_{2}$) → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải.

II. Cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch

  • Tim của cá có 2 ngăn; tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) có 3 ngăn; tim của chim, thú có 4 ngăn.
  • Van tim giúp máu chảy một chiều.
  • Tim co dãn theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim.
  • Động mạch có khả năng đàn hồi và co dãn; tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn, tĩnh mạch lớn phía dưới tim có van; thành mao mạch gồm một lớp tế bào.
  • Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
  • Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng diện tích mặt cắt ngang của mạch máu.
  • Quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào được thực hiện qua thành mao mạch và dịch mô.
  • Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, gây co một số động mạch, tĩnh mạch.
  • Thần kinh đối giao cảm làm giảm nhịp tim, giảm lực co tim, gây dãn một số động mạch.
  • Một số hormone có thể ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch như adrenaline, thyroxine.

III. Phòng bệnh tuần hoàn

Vấn đề 1: Bệnh mạch vạch:

  • Nguyên nhân: do thừa cân, ít vận động, chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lí, hút thuốc lá…
  • Biện pháp: luyện tập thể dục, thể thao; tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá…

Vấn đề 2: 

Thực tế cho thấy, sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông, đe dọa tính mạng của người điều khiển phương tiện và những người xung quanh khi tham gia giao thông.

→ Chình vì vậy, việc xử phạt người sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là rất cần thiết, cảnh bảo mọi người để tránh sử dụng.

Kết luận:

  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Một số bệnh tim mạch thường gặp như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm cơ tim, dị tật tim mạch. 
  • Để phòng bệnh về hệ tuần hoàn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, hạn chế sử dụng chất kích thích và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
  • Việc lạm dụng rượu, bia ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan của cơ thể trong đó có tim, mạch
Tìm kiếm google: Ôn tập sinh học 11 CD bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật, ôn tập sinh học 11 cánh diều, lí thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 Cánh diều mới

PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net