Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ Khám phá tạo hình của nhà Rông a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình ảnh nhà Rông, thảo luận để nhận biết và chia sẻ về hình dáng, đặc điểm, cách trang trí, vật liệu tạo nên các ngôi nhà Rông. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa SHS tr.54 để khám phá về tạo hình của nhà Rông. - GV nêu câu hỏi gợi mở để HS suy nghĩ, thảo luận và chỉ ra đặc điểm, hình dáng, cách trang trí, vật liệu đặc trưng tạo nên ngôi nhà và nơi thường có nhà Rông: + Kể các ngôi nhà Rông mà em biết. + Nhà Rông thường có ở nơi nào? + Nhà Rông thường có hình dáng, đặc điểm như thế nào? + Cách trang trí ở mỗi ngôi nhà Rông đó như thế nào? + Hình nào được lặp lại nhiều ở các ngôi nhà Rông? + Nhà Rông được tạo nên bởi vật liệu nào? + Khung cảnh xung quanh nhà Rông thường như thế nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. + Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng được sử dụng làm nơi tụ tập, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. + Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu chính của núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ… và được xây dựng trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn. HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Các bước tạo hình và trang trí nhà Rông a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.55, nhận biết các bước tạo hình và trang trí nhà Rông. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SHS tr.55. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh, nhận biết các bước tạo sản phẩm nhà Rông bằng cách cắt, dán, trang trí giấy, bìa màu. - GV nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận: + Có thể tạo hình ngôi nhà Rông bằng các vật liệu gì? + Tạo hình ngôi nhà Rông bằng giấy, bìa màu được thực hiện theo các bước như thế nào? + Trang trí nhà Rông được thực hiện ở bước thứ mấy? + Có thể tạo không gian cho nhà Rông bằng cách nào? - GV hướng dẫn bằng thao tác mẫu hoặc gợi ý từng bước để HS quan sát, ghi nhớ. - GV khuyến khích để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo hình và trang trí nhà Rông. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. + Các bước tạo hình và trang trí nhà Rông: ● Bước 1: Lựa chọn giấy màu phù hợp, vẽ và cắt hình các bộ phận của nhà Rông. ● Bước 2: Ghép các bộ phận và trang trí đặc điểm riêng cho nhà Rông. ● Bước 3: Tạo không gian phía sau của nhà Rông. ● Bước 4: Dán hình nhà Rông và tạo thêm cảnh vật phía trước ngôi nhà, hoàn thiện sản phẩm. + Không gian xa, gần trong tranh có thể tạo được bằng cách sắp xếp các lớp cảnh vật ở phía trước và phía sau ngôi nhà. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO Tạo hình và trang trí nhà Rông a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định hình dáng, màu sắc, đặc điểm, vật liệu, cách trang trí nhà Rông các em sẽ thể hiện dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chia sẻ về hình dáng, màu sắc, đặc điểm, vật liệu, cách trang trí nhà Rông mà các em sẽ tạo hình. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình nhà Rông và sản phẩm mẫu: - GV gợi ý cho HS sử dụng các loại chấm, nét, màu để diễn tả bề mặt chất liệu các bộ phận của ngôi nhà.
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.
|
---------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác