Mở đầu
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời kì quân chủ, Lê Thánh Tông là vị vua có nhiều công lao, được sử sách đánh giá cao, đặc biệt là việc tiến hành cải cách trên quy mô lớn: “Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, tr.386).
Vậy cuộc cải cách của Lê Thánh Tông diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Nội dung cụ thể là gì? Kết quả và ý nghĩa ra sao?
1. Bối cảnh lịch sử
Câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
Hướng dẫn trả lời:
- Về chính trị, sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, có kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ. Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều mâu thuẫn và biến động, đặc biệt là tình trạng phe cánh trong triều và sự lộng quyền của một bộ phận công thần.
- Về kinh tế – xã hội, nền kinh tế Đại Việt sau chiến tranh đã được phục hồi. Tuy vậy, chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận nông dân thiếu ruộng đất canh tác, nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng. Trong xã hội, nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối, tình trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến.
2. Nội dung cải cách
a. Chính trị
Câu hỏi: Trình bày nội dung cải cách về chính trị của Lê Thánh Tông
Hướng dẫn trả lời:
- Hành chính:
- Ở trung ương, Lê Thánh Tông xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết. Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.
- Tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ) đồng thời, đặt ra lục Tự (sáu tự) để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.
- Ở địa phương, năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); năm 1469, đổi tên một số đạo thừa tuyên như Quốc Oai thành Sơn Tây, Bắc Giang thành Kinh Bắc, Nam Sách thành Hải Dương, Thiên Trường thành Sơn Nam; năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Đứng đầu Thừa tuyên là Đô ty, Thừa ty và Hiến ty có quyền ngang nhau, cùng quản lí công việc chung. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.
- Quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử.
- Vua cũng đặt ra lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại, ai làm tốt thì được thăng chức, ai phạm lỗi thì bị phạt.
- Pháp luật:
- Vua Lê Thánh Tông chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước. Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều với nhiều quy định mang tính dân tộc sâu sắc như các điều luật bảo vệ phụ nữ, người già, người tàn tật, trẻ em, bảo vệ sản xuất nông nghiệp...
- Quân đội và quốc phòng:
- Năm 1466, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cấm binh hay thân binh và quân các đạo, gọi là ngoại binh. Ở mỗi đạo chia binh làm 5 phủ do đô đốc phủ đứng đầu; mỗi phủ gồm 6 vệ; mỗi vệ có 5 hoặc 6 sở. Nhà nước cũng rất chú ý đến rèn luyện quân đội như duyệt binh sĩ hằng năm, quy định cử 3 năm tổ chức một kì thi khảo võ nghệ của quân sĩ và định lệ thưởng phạt.
b. Kinh tế, văn hóa
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3, trình bày nội dung cải cách về kinh tế, văn hóa của Lê Thánh Tông.
Hướng dẫn trả lời:
- Kinh tế:
- Vua Lê Thánh Tông ban hành các chính sách phát triển kinh tế như chế độ lộc diễn và chế độ quân điển.
- Chế độ lộc điền là chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp tử tử phẩm trở lên.
- Chế độ quân điền là chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật,... Nguyên tắc ban cấp là ruộng xã nào chia cho dân xã ấy.
- Văn hóa, giáo dục:
- Vua coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá nghiêm túc.
- Vua cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng Thái Học viện và lập trường học ở nhiều địa phương. Ông cũng cho dựng bia đá ở Văn Miếu để tôn vinh những người đỗ đại khoa.
3. Kết quả, ý nghĩa
Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
Hướng dẫn trả lời:
Kết quả:
- Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, để cao quyền hành toàn diện của hoàng đế. Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giảm sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.
Ý nghĩa:
- Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Tăng cường quyền lực của nhà vua, chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời Vua Lê Thánh Tông đạt mức cao độ và hoàn thiện.
- Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
Luyện tập
Câu hỏi 1: Khái quát những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV.
Hướng dẫn trả lời:
- Hành chính:
- Ở trung ương, Lê Thánh Tông xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết. Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.
- Tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ) đồng thời, đặt ra lục Tự (sáu tự) để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.
- Ở địa phương, năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); năm 1469, đổi tên một số đạo thừa tuyên như Quốc Oai thành Sơn Tây, Bắc Giang thành Kinh Bắc, Nam Sách thành Hải Dương, Thiên Trường thành Sơn Nam; năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Đứng đầu Thừa tuyên là Đô ty, Thừa ty và Hiến ty có quyền ngang nhau, cùng quản lí công việc chung. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.
- Quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử.
- Vua cũng đặt ra lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại, ai làm tốt thì được thăng chức, ai phạm lỗi thì bị phạt.
- Pháp luật:
- Vua Lê Thánh Tông chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước. Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều với nhiều quy định mang tính dân tộc sâu sắc như các điều luật bảo vệ phụ nữ, người già, người tàn tật, trẻ em, bảo vệ sản xuất nông nghiệp...
- Quân đội và quốc phòng:
- Năm 1466, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cấm binh hay thân binh và quân các đạo, gọi là ngoại binh. Ở mỗi đạo chia binh làm 5 phủ do đô đốc phủ đứng đầu; mỗi phủ gồm 6 vệ; mỗi vệ có 5 hoặc 6 sở. Nhà nước cũng rất chú ý đến rèn luyện quân đội như duyệt binh sĩ hằng năm, quy định cử 3 năm tổ chức một kì thi khảo võ nghệ của quân sĩ và định lệ thưởng phạt.
- Kinh tế:
- Vua Lê Thánh Tông ban hành các chính sách phát triển kinh tế như chế độ lộc diễn và chế độ quân điển.
- Chế độ lộc điền là chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp tử tử phẩm trở lên.
- Chế độ quân điền là chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật,... Nguyên tắc ban cấp là ruộng xã nào chia cho dân xã ấy.
- Văn hóa, giáo dục:
- Vua coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá nghiêm túc.
- Vua cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng Thái Học viện và lập trường học ở nhiều địa phương. Ông cũng cho dựng bia đá ở Văn Miếu để tôn vinh những người đỗ đại khoa.
Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lê sơ từ sau cải cách của Lê Thánh Tông.
Hướng dẫn trả lời:
Vận dụng
Câu hỏi 3: Những kinh nghiệm hoặc bài học nào từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay?
Hướng dẫn trả lời:
Từ cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:
- Các giá trị chính trị - pháp lý của Luật Hồng Đức phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của chế độ đất nước hiện tại như: chủ quyền thuộc về nhân dân; tôn trọng tính tối cao của luật; nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc…
- Kế thừa việc phá bỏ, khắc phục những điều tiêu cực, lệch lạc trong đường lối lãnh đạo.
- Tôn trọng tính khách quan của lịch sử.
- Kế thừa, tiếp thu luôn đi đôi với phát huy, nhân lên một tầm cao mới các giá trị của truyền thống pháp lý, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.