Soạn mới giáo án Hóa học 11 KNTT bài 5: Ammonia, Muối ammonium

Soạn mới Giáo án hóa học 11 KNTT bài Ammonia, Muối ammonium. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: AMMONIA – MUỐI AMMONIA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được công thức Lewis và dạng hình học của phân tử ammonia
  • Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hóa học (tính base, tính khử). Viết được PTHH minh họa
  • Vận dụng được kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber
  • Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hóa thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch
  • Trình bày được ứng dụng của ammonia, ammonium nitrate và một số muối ammonium tan
  • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về ammonia và một số hợp chất ammonium
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, làm việc nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập về ammonia và hợp chất ammonium.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận và làm việc nhóm

Năng lực hóa học: 

  • Năng lực nhận thức hóa học: Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia; Giải thích được tính chất vật lí, tính chất hóa học dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, viết được phương trình hóa học minh họa; Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonia và nhận biết được ammonium ion trong dung dịch
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được thí nghiệm nhận biết được ammonium ion trong phân đạm chứa ammonium ion
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK
  • Tranh ảnh, sơ đồ, mô hình phân tử của NH3, , ứng dụng của ammonia và muối ammonium
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò ô chữ
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi để giải ô chữ
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu luật chơi:

+ GV chiếu ô chữ, cho trước từ AMMONIA

+ HS trả lời các từ hàng ngang, từ hàng ngang cuối cùng sẽ trở thành từ chìa khóa

1

U

R

E

A

 

 

 

 

2

 

 

 

M

O

T

 

 

3

 

Đ

A

M

 

 

 

 

4

A

M

M

O

N

I

U

M

5

 

T

A

N

T

O

T

 

6

K

H

A

I

 

 

 

 

7

 

P

H

A

N

B

O

N

Câu 1: Loại phân đạm phổ biến ở Việt Nam?

Câu 2: Số cặp electron không liên kết trong phân tử ammonia là bao nhiêu?

Câu 3: Loại phân bón nào cung cấp nguyên tố nitrogen hóa học cho cây trồng?

Câu 4: Khi phân tử ammonia nhận thêm proton thì sẽ trở thành ion gì?

Câu 5: Nhận xét đúng về độ tan của ammonia trong nước?

Câu 6: Khí ammonia có mùi gì?

Câu 7: Trong công nghiệp, phần lớn ammonia được dùng để sản xuất mặt hàng nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi trong trò chơi, tìm ra từ khóa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trả lời các từ hàng ngang

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Ammonia là một hợp chất của hydrogen và nitrogen, có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vậy Ammonia có những tính chất và ứng dụng gì?  Sau khi học xong bài học hôm nay, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng đi vào bài học – Bài 5: Ammonia – Muối Ammonium

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử ammonia

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được công thức Lewis và dạng hình học của phân tử ammonia
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình 5.1, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục I.1 SGK trang 33.
  3. Sản phẩm học tập: Đặc điểm cấu tạo của phân từ ammonia, câu trả lời cho CH hoạt động mục I.1 SGK trang 33.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Cấu tạo phân tử

- GV tổ chức cho HS vẽ trên khổ giấy to các bước lập công thức Lewis, lắp mô hình phân tử ammonia

a)

b)

Hình 5.1. Công thức Lewis (a) và dạng hình học (b) của phân tử ammonia

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo phân tử ammonia:

+ Nhận xét độ phân cực của liên kết N – H dựa vào độ âm điện các nguyên tử.

+ Nhận xét được phân tử ammonia có độ phân cực mạnh dựa vào độ phân cực của liên kết N – H và cặp electron chưa liên kết

Thảo luận về đặc điểm, điều kiện tạo liên kết hydrogen, từ đó dự đoán khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử ammonia

+ Hướng dẫn HS đưa ra nhận xét về khả năng nhận proton của ammonia nhờ tạo liên kết giữa orbital 1s trống của H+ với cặp electron trên nguyên tử N; số oxi hóa của nguyên tử N là – 3 (số oxi hóa thấp nhất) để dự đoán ammonia có khả năng thể hiện tính khử

- GV hướng dẫn HS trả lời CH hoạt động mục I.1 SGK trang 33:

1. Viết cấu hình electron của các nguyên tử H (Z = 1) và N (Z = 7)

2. Trình bày các bước lập công thức Lewis của phân tử ammonia

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH hoạt động mục I.1 SGK trang 33

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH hoạt động mục I.1 SGK trang 33

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về cấu tạo phân tử

I. Ammonia

1. Cấu tạo phân tử

 Đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia:

- Nguyên tử nitrogen còn một cặp electron không liên kết, tạo ra vùng có mật độ điện tích âm trên nguyên tử nitrogen

- Liên kết N – H phân cực, cặp electron dùng chung lệch về nguyên tử nitrogen làm cho nguyên tử hydrogen mang một phần điện tích dương

- Liên kết N – H tương đối bền với năng lượng liên kết là 386 kJ/mol

Trả lời CH hoạt động mục I.1 SGK trang 33:

1. Cấu hình electron của nguyên tử H là 1s1, của nguyên tử N là 1s22s22p3

2. Đặt 3 cặp electron giữa N và 3H (a), đặt cặp electron vào nguyên tử N, thu được công thức electron (b), thay mỗi cặp electron liên kết bằng một gạch hóa trị, thu được công thức Lewis (c):

a)

b)

c)

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tính chất vật lí của ammonia, giải thích được nguyên nhân ammonia dễ tan trong nước
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, xem video thí nghiệm tính tan của ammonia trong nước, thảo luận trả lời CH2 SGK trang 34.
  3. Sản phẩm học tập: Tính chất vật lí của ammonia; Câu trả lời CH2 SGK trang 34.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Tính chất vật lí

- GV cho HS đọc thông tin mục I.2 SGK trang 34, tìm hiểu về tính chất vật lí của ammonia

- GV cho HS hoạt động nhóm xem thí nghiệm Tính tan của ammonia trong nước rồi trả lời CH2 SGK trang 34:

Hãy giải thích tại sao ammonia tan tốt trong nước

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, xem video thí nghiệm, thảo luận trả lời CH2 SGK trang 34.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH2 SGK trang 34.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về tính chất vật lí của ammonia

2. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, ammonia tồn tại ở thể khí, không màu, nhẹ hơn không khí, mùi khai và xốc

- Ammonia tan nhiều trong nước

- Ammonia dễ hóa lỏng và dễ hóa rắn.

Trả lời CH2 SGK trang 34:

 Giữa các phân tử ammonia (chất tan) và phân tử nước (dung môi) có tương tác mạnh nên ammonia phân tán tốt vào nước, tức tan tốt trong nước. Hai tương tác cơ bản giữa các phân tử ammonia và nước là liên kết hydrogen và tương tác van der Waals (phân tử ammonia và nước đều phân cực mạnh)

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của ammonia

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tính chất hóa học của ammonia
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 34
  3. Sản phẩm học tập: Tính chất hóa học của ammonia, câu trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 34
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Tính chất hóa học

- GV hướng dẫn HS nhắc lại các dự đoán về tính chất đặc trưng của ammonia là tính base và tính khử.

a) Tính base

- GV hướng dẫn HS phân tích phản ứng với nước, acid để chứng minh khả năng nhận proton của ammonia trong các phản ứng đó, thể hiện là một base Brnted

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thực hiện CH hoạt động mục I.3 SGK trang 34:

Trong công nghiệp, phản ứng giữa ammonia với acid được dùng để sản xuất phân bón:

          NH3 + HCl  NH4Cl

          NH3 + HNO3  NH4NO3

         2NH3 + H2SO4  (NH4)2SO4

Xác định chất cho, chất nhận proton trong mỗi phản ứng trên. Dùng mũi tên để biểu diễn sự cho, nhận đó.

b) Tính khử

- GV tổ chức cho HS thảo luận về giai đoạn đầu của quá trình Ostwald: xác định sự thay đổi số oxi hóa, vai trò các chất, ý nghĩa của phản ứng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 34

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi CH hoạt động mục I.3 SGK trang 34

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về tính chất hóa học của ammonia

3. Tính chất hóa học

a) Tính base

 Dung dịch ammonia có môi trường base yếu, làm quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphthalein chuyển màu hồng

Trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 34:

 Trong các phản ứng trên, NH3 nhận proton (H+) nên thể hiện là base; HCl, HNO3 và H2SO4 nhường proton nên thể hiện là acid

b) Tính khử

4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O

4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O

 

 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng và sản xuất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các ứng dụng của ammonia trong công nghiệp dựa trên các tính chất vật lí và hóa học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH hoạt động mục I.4 SGK trang 35.
  3. Sản phẩm học tập: Ứng dụng của ammonia, câu trả lời CH hoạt động mục I.4 SGK trang 35
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin SGK trang 35, tìm hiểu một số ứng dụng của ammonia

- GV cho HS thảo luận trả lời CH hoạt động mục I.4 SGK trang 35:

Sưu tầm một số hình ảnh để báo cáo, thuyết trình về ứng dụng của ammonia trong thực tiễn. Sử dụng các tính chất vật lí và hóa học để giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng này.

- GV hướng dẫn HS trả lời CH hoạt động mục I.4 SGK trang 35:

GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thực hiện hoạt động trong SGK; hướng dẫn HS trả lời CH hoạt động mục I.5 SGK trang 35:

 Vận dụng kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, biến thiên enthalpy để giải thích các điều kiện của phản ứng sản xuất ammonia, cụ thể:

 

4. Ứng dụng

 Một số ứng dụng của ammonia:

- Tác nhân làm lạnh

- Sản xuất nitric acid

- Dung môi

- Sản xuất phân đạm

Trả lời CH hoạt động mục I.4 SGK trang 35:

 Ammonia có ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, y học và đời sống.

 Phần lớn ammonia được sử dụng làm phân bón như urea, đạm ammonium, ammophos

 Ammonia có nhiệt bay hơi lớn nên được dùng làm chất làm lạnh trong nhiều hệ thống làm công nghiệp, hệ thống điều hòa không khí tổng

 Ammonia là nguyên liệu trong sản xuất nitric acid theo phương pháp Ostwald, sản xuất soda theo phương pháp Solvey

 Ammonia lỏng là dung môi ion hóa được sử dụng khá phổ biến. Các kim loại kiềm tan vào ammonia lỏng tạo dung dịch màu xanh lam có chứa ion kim loại và electron

 Ví dụ: Na(s)  Na+(aq) + e-(aq)

 Ngoài ra, ammonia được dùng trong xử lí môi trường, chất tẩy rửa bề mặt, kiểm soát pH của nước, trung hòa acid để bảo vệ thiết bị khỏi ăn mòn

5. Sản xuất

Trả lời CH hoạt động mục I.5 SGK trang 35:

 

----------------Còn tiếp-----------------

Soạn mới giáo án Hóa học 11 KNTT bài 5: Ammonia, Muối ammonium

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 11 kết nối mới, soạn giáo án hóa học 11 kết nối bài Ammonia, Muối ammonium, giáo án hóa học 11 kết nối

Soạn giáo án hóa học 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay