Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở khu vực Đông Á. Đất nước này có ít tài nguyên khoáng sản; nhiều thiên tai (núi lửa, động đất, sóng thần, bão,...); số dân đông; cơ cấu dân số già;...Những đặ điểm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản?
Hướng dẫn trả lời:
-Tác động từ vị trí địa lí:
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy:
-Xác định bốn đảo lớn của Nhật Bản trên bản đồ.
-Trình bày vị trí địa lí của Nhật Bản.
-Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn : Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Với diện tích :378 nghìn km2 Nhật Bản nằm ở Đông Á, từ khoảng 310B đến 450B trải dài trên 3800km.
- Nhờ vào vị trí địa lí 4 mặt đều giáp biển đã tạo điều kiện thuận lợi để quốc gia này giao thương với thế giới bằng đườngthủy cũng như là phát triển các ngành kinh tế biển. Nằm kề cận với những “con rồng châu Á”như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á – khu vực có nền kinh tếnăng động, phát triển cũng giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, trao đổi, buôn bán vàmở rộng thị trường. Ngoài ra, Nhật Bản có vị trí quan trọng về mặt quân sự đối với toàn cầu,đặc biệt là Mĩ, khi nằm chắn ngang đường ra biển của Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc.Điều này đã khiến Mĩ coi Nhật là một đồng minh vô cùng quan trọng, tài trợ cũng như là rótvốn vào đất nước hàng chục tỉ đô
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy:
- Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản
- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
* Địa hình, địa chất:
- Diện tích chủ yếu là đồi núi( 80%dt). Đồng bằng ít nhỏ hẹp, phân bố ở ven biển
- Chủ yếu là núi lửa (>80 núi lửa còn hoạt động, 165 núi lửa đã tắt)
- Nằm trong khu vực bất ổn của vỏ trái đất, nên mỗi năm có hàng ngàn trận động đất và núi lửa
- Thuân lợi : Nhiều suối nước nóng, đất tốt, thuận lợi cho trồng trọt.
- Khó khăn : có hàng ngàn trận đông đất, kèm theo sóng thần làm hạn chế các hoạt động kinh tế.
* Khí hậu:
- Do lãnh thổ kéo dài 14 từ vĩ độ310B đến 450B ,dài khoảng 2000km nên khí hậu có sự phân hóa
* Sông ngòi, bờ biển:
- Sông ngòi ngăn dốc, có khả năng phát triển thủy điện.
- Đường bờ biển dài 12000 km, khúc khuỷu, nhiều vịnh thuận lợi cho xây dựng các hải cảng. Biển phần lớn không đóng băng ( trừ cực bắc đảo Hôc cai đô)→ thuận lợi cho phát triển GTVT biển.
- Là nơi hội tụ của 2 dòng biển nóng và lạnh tạo ra ngư trường có trữ lượng cá lớn như cá thu, cá hồi, cá trích → cá giá trị cao nên thuận lợi cho phát triển nghề cá.
* Lâm nghiệp :
- Có diện tích rừng rộng là điều kiện để phát triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.
* Khoáng sản:
- Nghèo tài nguyên khoáng sản, khoáng sản quan trọng nhất của NB là than đá và đồng nhưng trữ lượng không nhiều.
--> Thiếu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu…vì vậy phải nhập từ bên ngoài.
* Điều kiện tự nhiên đã đem lại cho Nhật Bản những:
- Thuận lợi:
- Khó khăn:
1. Dân cư
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát các hình 22.2, 22.3 và dựa vào bảng 22, hãy:
-Trình bày đặc điểm dân cư của Nhật Bản.
-Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
* Đặc điểm dân cư Nhật Bản
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:
2. Xã hội
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy :
- Trình bày đặc điểm xã hội của Nhật Bản
- Phân tích tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
* Đặc điểm xã hội của Nhật Bản:
- Nhật Bản có nền văn hoá khá đặc sắc, các giá trị văn hoá góp phần tạo nên sự ổn định của xã hội và tạo sức hấp dẫn của Nhật Bản trong quá trình hội nhập toàn cầu. Giáo dục được coi trọng giúp đất nước phát triển, hệ thống y tế phát triển giúp nâng cao tuổi thọ của dân số Nhật Bản.
* Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:
Từ những đặc điểm trên Nhật Bản ngaỳ càng hoà nhập với thế giới đẩy mạnh phát triển du lịch, con người Nhật Bản có kiến thức cao khiến cho việc các du học sinh nước ngoài đẩy mạnh du học cùng với đó hệ thống kinh tế phát triển cao ta có thể thấy được bằng chứng là độ tuổi ở Nhật Bản rất cao so với thế giới.
Bài tập 1. Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Nhật Bản đến phát triển kinh tế - xã hội
Nhân tố | Đặc điểm | Tác động |
Địa hình | - Chủ yếu là đồi núi thấp, có nhiều núi lửa và có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. | - Thiếu đất canh tác. |
- Bờ biển dài và khúc khuỷa. | - Động đất, núi lửa phun trào. | |
- Phát triển nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển. | ||
- Có nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch. Xây dựng các hải cảng. | ||
Khí hậu | Gió mùa và mưa nhiều. | -Tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng. |
Có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam: Bắc - Ôn đới gió mùa và Nam - Cận nhiệt đới gió mùa. | - Thiên tai: bão, lũ và mùa đông lạnh giá, tuyết rơi nhiều. | |
Sông ngòi | -Nhỏ, ngắn và dốc. | -Có giá trị thủy điện và tưới tiêu. |
- Có nhiều suối nước nóng. | -Phát triển du lịch. | |
Khoáng sản | Nghèo, chỉ có một số loại: than đá, đồng. | Thiếu nhiên liệu để phát triển công nghiêp. |
Bài tập 2. Thu thập thông tin về một trong các vấn đề sau của Nhật Bản trình độ học vấn, đô thị hoá, cơ cấu dân số theo độ tuổi.
*Trình độ học vấn: Trình độ học vấn đang thấp hơn so với các nước phát triển khác
* Đô thị hóa:
- Nhật Bản là một trong những nước đô thị hóa nhanh nhất thế giới, với hơn 90% dân số của nước này sống trong các khu vực đô thị.
- Đô thị hoá tại Nhật Bản bắt đầu vào những năm 1950, khi nước này trải qua một quá trình phục hưng kinh tế và đô thị hóa tăng nhanh trong suốt những năm 1960 và 1970. Thành phố Tokyo là một trong những thành phố đầu tiên tại Nhật Bản trở thành một trung tâm kinh tế và đô thị lớn, và sau đó, các thành phố khác như Osaka, Nagoya và Fukuoka cũng phát triển rất nhanh.
* Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
- Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, với khoảng 28% dân số là người trên 65 tuổi. Cơ cấu dân số tại Nhật Bản đang trở nên già hơn và đang gặp phải nhiều thách thức về mặt kinh tế và xã hội.
- Tỷ lệ người trên 65 tuổi tại Nhật Bản đang tăng lên đáng kể, trong khi đó tỷ lệ người dưới 15 tuổi lại giảm. Theo ước tính, vào năm 2050, tỷ lệ người trên 65 tuổi tại Nhật Bản sẽ đạt mức trên 40%, trong khi tỷ lệ người dưới 15 tuổi chỉ là khoảng 10%. Điều này đặt ra những thách thức lớn về mặt tài chính, bởi vì những người già sẽ tạo ra áp lực tài chính cho chính phủ và các hệ thống bảo hiểm xã hội.