CHƯƠNG III: ĐIỆN TRƯỜNG
BÀI 18: ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?
- cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.
- cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
- cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.
- đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
- Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
- Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng
- Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường
- Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
- Đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương.
- Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và không cách đều nhau.
Câu 4: Chọn phương án đúng nhất? Điện trường đều là điện trường có:
- Độ lớn của điện trường tại mọi điểm là như nhau
- Vec tơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau
- Chiều của vecto cường độ điện trường không đổi
- Độ lớn do điện trường đó tác dụng lên điện tích thử là không đổi.
Câu 5: Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường ?
- Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.
- Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện.
- Ở bên ngoài, gần một quả cầu kim loại nhiễm điện.
- Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
- Khi một điện tích chuyển động trong điện trường đều và chỉ chịu tác dụng của lực điện trường thì điện tích luôn chuyển động nhanh dần đều
- Khi một điện tích chuyển động trong điện trường đều và chỉ chịu tác dụng của lực điện trường thì quỹ đạo của điện tích là đường thẳng
- Lực điện trường tác dụng lên điện tích tại mọi vị trí của điện tích đều như nhau.
- Lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm có phương trùng với tiếp tuyến của đường sức
Câu 2. Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quĩ đạo là một đường cong kín có chiều dài quĩ đạo là s thì công của lực điện trường bằng
- qEs
- 2qEs
- 0
- - qEs
Câu 3: Một điện tích điểm q di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?
- Lực điện trường thực hiện công dương.
- Lực điện trường thực hiện công âm.
- Lực điện trường không thực hiện công.
- Không xác định được công của lực điện trường.
Câu 4: Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động
A.dọc theo một đường sức điện.
B.dọc theo một đường nối hai điện tích điểm.
C.từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
D.từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với góc a. Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất?
- a = 00
- a = 450
- a = 600
- 900
Câu 2: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 3000 V/m thì công của lực điện trường là 90 mJ. Nếu cường độ điện trường là 4000 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
- 80 J.
- 67,5m J.
- 40 mJ.
- 120 mJ.
Câu 3: Cho điện tích q = + 10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 90 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là
- 225 mJ.
- 20 mJ.
- 36 mJ.
- 120 mJ.
Câu 4: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5mC song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 2J. Độ lớn cường độ điện trường đó là
- 4.106 V/m.
- 4.104 V/m.
- 0,04 V/m.
- 4V/m.
Câu 5: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 20J. Khi dịch chuyển theo hướng tạo với hướng đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là
- 10 J.
- 5J.
- 10J.
- 15J.
Câu 6: Hai bản kim loại phẳng, song song mang điện tích trái dấu, cách nhau 2cm, cường độ điện trường giữa hai bản là 3.103 V/m. Sát bản dương có một điện tích q = 1,5.10-2C. Công của lực điện trường thực hiện lên điện tích khi điện tích di chuyển đến bản âm là
- 9J
- 0,09J
- 0,9J
- 1,8J
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nối hai cực của nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 50V lên hai bản của tụ điện phẳng có khoảng cách giữa hai bản tụ bằng 5cm. Trong vùng không gian giữa hai bản tụ, 1 proton có điện tích 1,6.10-19C và khối lượng 1,67.10-27 kg, chuyển động từ điểm M cách bản âm của tụ điện 4cm đến điểm N cách bản âm của tụ 1cm. Biết tốc độ của proton tại M bằng 105 m/s. Tốc độ của proton tại N bằng:
- 1,25.105m/s
- 3,25.105m/s
- 1,75.105m/s
- 1,55.105m/s
Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện phẳng bằng U = 300V. Một hạt bụi nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện và cách bản dưới của tụ điện d1= 0,8cm. Hỏi trong bao nhiêu lâu hạt bụi sẽ rơi xuống mặt bản tụ, nếu hiệu điện thế giữa hai bản giảm đi một lượng ΔU = 60V
- t = 0,9s
- t = 0,19s
- t = 0,09s
- t = 0,29s
Câu 3: Một quả cầu tích điện có khối lượng 0,1g nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện phẳng, đứng cạnh nhau d =1 cm. Khi hai bản tụ được nối với hiệu điện thế U =1000V thì dây treo quả cầu lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α = 100. Điện tích của quả cầu bằng:
- q0 = 1,33.10-9C
- q0 = 1,31.10-9C
- q0 = 1,13.10-9C
- q0 = 1,76.10-9C