BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (12 câu)
Câu 1: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
- hoạt động trao đổi chất.
- chênh lệch nồng độ ion.
- cung cấp năng lượng.
- hoạt động thẩm thấu.
Câu 2: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
- Được cung cấp ATP.
- Có các lực khử mạnh.
- Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
- Có sự tham gia của enzim nitrogenase.
Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua?
- miền lông hút.
- miền chóp rễ.
- miền sinh trưởng.
- miền trưởng thành.
Câu 4: Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là?
- hormone thực vật.
- axit amin, vitamin và ion kali.
- saccarose.
- cả A, B và C.
Câu 5: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
- Sắt.
- Lưu huỳnh.
- Mangan.
- Bo.
Câu 6: Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là:
- Cấu tạo các đại phân tử
- Hoạt hóa các enzim
- Cấu tạo axit nuclêic
- Cấu tạo protein
Câu 7: Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa
- lá và rễ.
- cành và lá.
- rễ và thân.
- thân và lá.
Câu 8: Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa
- NO3-thành NO2-.
- NO3-thành NH4+.
- NH4+thành NO2-.
- NO2-thành NO3-.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?
- Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
- Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
- Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
- Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
Câu 10: Khi tế bào khí khổng no nước thì
- thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
- thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
- thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
- thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
Câu 11: Cây có biểu hiện lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chất là do thiếu?
- photpho.
- canxi.
- magie.
- nitơ.
Câu 12: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò
- Cung cấp năng lượng cho lá.
- Cung cấp cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
- Hạ nhiệt độ cho lá.
- Vận chuyển nước, ion khoáng
- THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu?
- qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
- qua mạch gỗ
- từ mạch rây sang mạch gỗ
- từ mạch gỗ sang mạch rây
Câu 2: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có?
- nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
- nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
- nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 3: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường?
- quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
- quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
- quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
- quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
Câu 4: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật?
- Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
- Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…
- Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
- Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
Câu 5: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?
- Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
- Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
- Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
- Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.
Câu 6: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
- thẩm thấu.
- cần tiêu tốn năng lượng.
- nhờ các bơm ion.
- chủ động.
Câu 7: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là
- lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
- lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
- sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
- lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
- VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Khi cây bị vàng úa, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng loại nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?
- Mg2+
- Ca2+
- Fe3+
- Na+
Câu 2: Một lá cây tươi được đem cân có khối lượng 0,15 g, sau 15 phút để lá thoát hơi nước thì khối lượng lá giảm mất 0,07 g. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây trên. Biết diện tích lá 0,5 dm2.
- 0,009 g/dm2/giờ
- 0,64 g/dm2/giờ
- 0,56 g/dm2/giờ
- 0,01 g/dm2/giờ
Câu 3: Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của cùng một lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau
(1) dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín.
(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giây chuyển màu từ xanh da trời sang hồng.
(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá.
(4) so sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt duới của lá trong cùng thời gian, Các thao tác để kiểm tra độ thoát hơi nước tiến hành theo trình tự đúng là?
- (3)→(1)→(2)→(4)
- (1)→(2)→(3)→(4)
- (2)→(3)→(1)→(4)
- (3)→(2)→(1)→(4)
Câu 4: Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những bộ phận non. Nguyên tố khoáng đó được nhận xét là?
- Lưu huỳnh.
- Canxi.
- Sắt.
- Cả ba nguyên tố trên
Câu 5: Trong các thành phần sau đây, thứ tự nào đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ cây?
(1) Lông hút
(2) mạch gỗ
(3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì
(5) trung trụ
(6) tế bào chất các tế bào vỏ
- Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(5)→(4)→(2).
- Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
- Con đường gian bào: (1)→(3)→(5)→(4)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
- Con đường gian bào: (1)→(4)→(3)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
Câu 6: Cho biết, trong nghề trồng lúa nước, việc việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơi so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì?
- Tận dụng đất khi chưa gieo cấy
- Bố trí được thời gian thích hợp để cấy
- Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng
- Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con
Câu 7: Một học sinh đã chỉ ra các hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết vào trong đất để nuôi cây như sau
- Gây độc hại đối với cây.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.
- Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi. Những điều nào là học sinh đã nói đúng?
- 1, 2, 3, 4.
- 1, 2, 3.
- 1, 2.
- 1, 2, 4.
- VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Trong các trường hợp sau
(1) Sự phóng điện trong các cơn giông đã ôxi hóa N2 thành nitrat.
(2) Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
(3) Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
(4) Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun. Có bao nhiêu trường hợp không phải là nguồn cung cấp nitrat và amôn tự nhiên?
- 2
- 1
- 3
- 4
Câu 2: Vai trò của quá trình cố định nitrogen phân tử bằng con đường sinh học đối với quá trình dinh dưỡng nitơ ở thực vật là gì?
- Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng (NH3) để cây dễ dàng hấp thụ.
- Xảy ra trong điều kiện kị khí.
III. Lượng nitơ bị mấy hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.
- Nhờ có enzym nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành NH3
- Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
- II. IV, V.
- I, III, IV, V.
- I, III, IV.
- II, III, V
Câu 3: Một thí nghiệm đã được thực hiện để nghiên cứu tốc độ thoát hơi nước ở thực vật. Bốn cây đậu hai tuần tuổi đã được sử dụng. Mỗi cái được chèn vào một đầu của chiều dài của ống nhựa và một pipet đã hiệu chuẩn được đưa vào ống kia kết thúc như hình bên dưới. Các đường ống đã được đổ đầy nước. Thực vật mất nước từ lá do thoát hơi nước, nó lấy thêm nước từ pipet. Lượng nước mà cây hấp thụ có thể được đo bằng cách lấy đọc từ pipet. Xem bản vẽ.
Mỗi trong số bốn thiết lập được đặt trong các điều kiện khác nhau. Thí nghiệm là được phép chạy trong 2 giờ và số liệu được ghi cứ sau 15 phút. Kiểm soát thiết lập ở nhiệt độ phòng với ánh sáng phòng bình thường. Dự đoán dòng nào trên biểu đồ phù hợp với điều kiện có một cái quạt được đặt để nó luân chuyển không khí xung quanh thực vật.
- D và C
- B
- C
- A
Câu 4: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì
- Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
- Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khi trời lạnh.
- Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
- Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẩn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện
- 2, 4
- 2, 3
- 1, 2. 3
- 2, 3, 4
Đáp án trắc nghiệm