CHỦ ĐỀ 6: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
BÀI 22: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Chăn nuôi phát thải tới bao nhiêu % tổng số khí nhà kính?
- 18%
- 35%
- 52%
- 76%
Câu 2: Hằng ngày, vật nuôi thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn, tương đương bao nhiêu % khối lượng cơ thể?
- 1 – 2%
- 5 – 8%
- 15 – 19%
- 23 – 27%
Câu 3: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần phải kiểm soát tốt ba loại chất thải, đó là:
- Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí
- Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải độc
- Chất thải khí, chất thải độc, chất thải hoá học
- Chất thải hoá học, chất thải vật lí, chất thải sinh học
Câu 4: Hình ảnh sau mô tả điều gì?
- Xác vật nuôi là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước
- Xác gà bị vứt ra sông
- Xác lợn bị vứt ra môi trường
- Cả A và C.
Câu 5: Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi hiện nay là một vấn đề rất cấp thiết vì:
- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng sức khoẻ của vật nuôi và lây lan dịch bệnh
- Chất thải chăn nuôi được xử lí đúng kĩ thuật sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Chất thải chăn nuôi được xử lí đúng kĩ thuật có thể tạo ra:
- Nguồn phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng
- Nguồn khí sinh học làm nhiên liệu
- Nguồn nguyên liệu cho xây dựng
- Cả A và B.
Câu 7: Nguồn tài nguyên từ việc xử lí chất thải chăn nuôi đúng kĩ thuật giúp:
- Giảm chi phí mua phân bón và nhiên liệu
- Giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ liên quan đến các bệnh do chất thải chăn nuôi
- Giúp phục hồi các hệ sinh thái bị hư hại và môi trường bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi
- Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về số lượng vật nuôi ở nước ta năm 2020?
- Lợn: 22.03 triệu con
- Trâu: 2.3 triệu con
- Bò: 6.3 triệu con
- Gia cầm: 1.5 tỉ con
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về khối lượng chất thải của vật nuôi thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 (loại hình chăn nuôi: hộ gia đình)?
- Lợn: 8.755 triệu tấn
- Gia cầm: 56.68 triệu tấn
- 6.025 triệu tấn
- 5.913 triệu tấn
Câu 3: Đâu không phải chất thải rắn trong chăn nuôi?
- Phân
- Đất
- Chất độn chuồng
- Thức ăn thừa hoặc rơi vãi
Câu 4: Đâu không phải chất thải lỏng trong chăn nuôi?
- Nước tiểu
- Nước tắm
- Nước ao
- Nước rửa chuồng
Câu 5: Xử lí chất thải chăn nuôi đúng kĩ thuật sẽ:
- Giúp mối quan hệ giữa vật nuôi và con người trở nên thân thiện hơn.
- Loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm môi trường.
- Giúp vật nuôi sinh trưởng tốt, giảm gánh nặng bệnh tật.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Dưới đây là kết quả của Dự án Cạnh tranh Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm khi lồng ghép các biện pháp quản lí chất thải tốt. Ý nào là đúng?
- Tỉ lệ chết của lợn và gia cầm giảm từ 35% xuống còn 11,8%
- Thời gian vỗ béo cho lợn rút ngắn từ 186 ngày xuống 118 ngày
- Thời gian vỗ béo cho gia cầm từ 66 ngày xuống 58 ngày
- Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
- Chăn nuôi tạo ra 65% tổng lượng N2O do hoạt động con người tạo nên.
- Chăn nuôi tạo ra 37% tổng lượng CH4 do hoạt động con người tạo nên.
- Chăn nuôi tạo ra 64% tổng lượng CH3 do hoạt động con người tạo nên.
- Chăn nuôi tạo ra 45% tổng lượng CO2 do hoạt động con người tạo nên.
Câu 2: Vì sao chăn nuôi là một trong những nhân tố chính tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu?
- Vì chăn nuôi phát thải một lượng lớn khí nhà kính vào môi trường.
- Vì các nước đầu tư ồ ạt vào chăn nuôi.
- Vì hầu hết ngành chăn nuôi trên thế giới không đi theo hướng hiện đại.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là do:
- Hệ thống pháp luật về chăn nuôi ở các nước vẫn còn rất yếu kém
- Sự thiếu hiểu biết của người chăn nuôi về nguy cơ biến đổi khí hậu do chăn nuôi
- Nguồn chất thải trong chăn nuôi không được quản lí và xử lí đúng kĩ thuật
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Chất thải chăn nuôi không được xử lí đúng kĩ thuật tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là:
- Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: cúm gia cầm, dịch tai xanh, dịch tả lợn châu Phi,...
- Các bệnh liên quan đến thân thể như: các bệnh da liễu, ho, sốt, đau đầu,…
- Các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể người và động vật.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
- Chăn nuôi phát thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và gây biến đổi khí hậu toàn cầu
- Hiện nay, có nhiều biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi như: công nghệ chống tia UV, bón phân chuồng, loại bỏ chế phẩm sinh học,... giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
- Chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.
- Bảo vệ môi truòng trong chăn nuôi là việc làm rất cần thiết.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
- Lượng thức ăn thừa, xác vật nuôi, vật dụng chăm sóc,... là một yếu tố làm tăng lượng chất thải.
- Người ta ước tính rằng chỉ có khoảng 90% lượng chất thải chăn nuôi được xử lí, phần còn lại được thải trực tiếp ra môi trường.
- Chăn nuôi là nguồn phát sinh chất thải rất lớn.
- Khối lượng chất thải của lợn nuôi ở trang trại thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 là 1.606 triệu tấn.
--------------- Còn tiếp ---------------