Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chương (tài năng)
- “Son phấn” và “văn chương” ẩn dụ cho hai nét đẹp tiêu biểu của tuổi trẻ: nhan sắc và tài năng. Ở Tiểu Thanh tồn tại cả hai phẩm chất này. Nhưng “Trăm năm trong cõi người ta, chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau”, Tiểu Thanh phải chịu oan ức những hai lần: có sắc đẹp mà không được nâng niu, giàu tài năng mà chẳng được quý trọng.
- Từ ngữ diễn tả cảm xúc: hận, vương
- “Chôn”, “đốt” là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh ⇒ thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc.
=> Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.
=> Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ của tác giả