Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ hệ thống lại được các kiến thức đã học trong Chương 1.
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về thành phần hóa học của tế bào.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Sau khi học xong chương 1, các em thấy mình đã biết thêm được những kiến thức mới nào? Thông tin nào làm em thấy thú vị trong những bài học vừa qua?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại những kiến thức đã học và chia sẻ theo cảm nhận cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày những kiến thức bản thân ghi nhớ được.
- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Những bài học vừa qua đã mang lại cho chúng ta những hiểu biết nhất định về các vấn đề nghiên cứu của môn Sinh học, các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học, bước đầu biết được những thành phần hóa học của tế bào. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ hệ thống lại một số kiến thức trọng tâm của chương 1. Hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài: Ôn tập chương 1.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
- Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về thành phần hoá học của tế bào.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về thành phần hoá học của tế bào; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
- Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về thành phần hóa học của tế bào.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về thành phần hóa học của tế bào.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và tổ chức cuộc thi thiết kế áp phích về chủ đề: “Hóa học và sự sống”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống kiến thức SGK tr. 37 để nhớ lại các đơn vị kiến thức đã học. - GV yêu cầu các nhóm thiết kế một tấm áp phích với chủ đề “Hóa học và sự sống”, trong đó đề cập đầy đủ những nội dung kiến thức đã học trong Chương 1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm nghiên cứu sơ đồ hệ thống hóa kiến thức (SGK tr.37), thảo luận, sáng tạo một tấm áp phích theo chủ đề được giao. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình trên bảng. - GV cho các nhóm quan sát, nhận xét sản phẩm lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | Sơ đồ hệ thống các kiến thức đã học trong chương 1 của HS được trình bày một cách sáng tạo, hợp logic, đầy đủ kiến thức.
|
-------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác