Câu 1. Giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mỹ ra đời trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ ở châu Âu và Bắc Mỹ.
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển.
C. Các thành thị trung đại ở Tây Âu xuất hiện.
D. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc.
Hướng dẫn trả lời:
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển.
Câu 2. Hình thức đấu tranh ban đầu của giai cấp công nhân là
A. bãi công.
B. biểu tình.
C. đập phá máy móc.
D. khởi nghĩa vũ trang.
Hướng dẫn trả lời:
C. đập phá máy móc.
Câu 3. Năm 1842, Ph. Ăng-ghen có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?
A. Sang Pháp và tham gia phong trào cách mạng ở nước này.
B. Gặp C. Mác và thành lập Đồng minh những người cộng sản.
C. Sang Anh và tìm hiểu thực tế phong trào công nhân tại đây.
D. Công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ở nước Anh.
Hướng dẫn trả lời:
C. Sang Anh và tìm hiểu thực tế phong trào công nhân tại đây.
Câu 4. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. C. Mác và Ph. Ăng-ghen xuất bản bộ Tư bản.
B. Cuốn sách Tình cảnh giai cấp công nhân Anh ra đời.
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố.
D. Giai cấp công nhân Pháp thành lập Công xã Pa-ri.
Hướng dẫn trả lời:
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản?
A. Phân tích về quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. Đưa tới sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế quốc.
C. Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
D. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Hướng dẫn trả lời:
B. Đưa tới sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 6. Lịch sử phát triển của phong trào công nhân quốc tế ghi nhận năm 186 diễn ra sự kiện quan trọng nào sau đây?
A. Công nhân Pa-ri (Pháp) đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.
B. Liên minh công nông ở Đức nổi dậy chống lại giới chủ.
C. Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Luân Đôn (Anh).
D. Ph. Ăng-ghen tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
Hướng dẫn trả lời:
C. Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Luân Đôn (Anh).
Câu 7. Công xã Pa-ri (Pháp) được thành lập trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Cuộc chiến tranh giữa quân Pháp với quân Phổ đang diễn ra quyết liệt.
B. Ngay sau khi Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập.
C. Quần chúng chiếm được tòa Thị chính Pa-ri, Chính phủ tư sản tháo chạy.
D. Nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa lật đổ Đế chế II của Na-pô-lê-ông III.
Hướng dẫn trả lời:
C. Quần chúng chiếm được tòa Thị chính Pa-ri, Chính phủ tư sản tháo chạy.
Câu 8. Ngày 26/03/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Quần chúng tiến cử.
B. Phổ thông đầu phiếu.
C. Cá nhân tự ứng cử
D. Phân chỉ tiêu cho từng khu vực.
Hướng dẫn trả lời:
B. Phổ thông đầu phiếu.
Câu 9. Một trong những chính sách tiến bộ của Công xã Pa-ri là đã
A. đánh bại hoàn toàn tàn dư của Chính phủ tư sản
B. sử dụng quân đội của Chính phủ tư sản lâm thời
C. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
D. giao cho người dân quản lý những nhà máy, xí nghiệp của giới chủ bỏ trốn.
Hướng dẫn trả lời:
C. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
Câu 10. Lịch sử phát triển của phong trào công nhân quốc tế ghi nhận năm 1889 diễn ra sự kiện quan trọng nào sau đây?
A. Quốc tế thứ nhất được thành lập.
B. Quốc tế thứ hai được thành lập.
C. Công nhân Chi-ca-gô (Mỹ) bãi công.
D. Công xã Pa-ri tạm thời giải tán.
Hướng dẫn trả lời:
B. Quốc tế thứ hai được thành lập.
Câu 11. Quốc tế thứ hai giải tán trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ.
B. Cách mạng tháng Mười Nga kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Hướng dẫn trả lời:
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Câu 12. Nhân vật lịch sử nào sau đây không có đóng góp cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế?
A. VI. Lê-nin.
B. Ô-li-vơ Crôm-oen.
C. Ph. Ăng-ghen.
D. C. Mác.
Hướng dẫn trả lời:
B. Ô-li-vơ Crôm-oen.
Câu 13. Ghép thông tin ở cột B với nội dung ở cột A sao cho đúng với lịch sử đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế.
Cột A | Cột B |
1. Phong trào công nhân giữa thế kỷ XIX | A. Công nhân và nhân dân lao động Pa-ri (Pháp) đứng lên khởi nghĩa. |
B. Khoảng 400 000 công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mỹ) đình công. | |
C. Công nhân và thợ thủ công Đức nổi dậy chống lại giới chủ. | |
2. Phong trào công nhân 30 năm cuối thế kỷ XIX. | D. Công nhân tham gia mít tinh tại Luân Đôn (Anh). |
E. Công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công. | |
G. Đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội. |
Hướng dẫn trả lời:
Phong trào công nhân giữa thế kỷ XIX
A. Công nhân và nhân dân lao động Pa-ri (Pháp) đứng lên khởi nghĩa.
C. Công nhân và thợ thủ công Đức nổi dậy chống lại giới chủ.
D. Công nhân tham gia mít tinh tại Luân Đôn (Anh).
Phong trào công nhân 30 năm cuối thế kỷ XIX.
B. Khoảng 400 000 công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mỹ) đình công.
E. Công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công.
G. Đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.
Câu 14. Chọn những từ cho sẵn sau đây đặt vào chỗ chấm (...) để hoàn thành đoạn thông tin về Quốc tế thứ hai:
phân hoá,
quốc tế,
Ăng-ghen,
tư sản,
cách mạng
Quốc tế thứ hai có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân ...(1)... Từ năm 1895 (sau khi ...(2)... qua đời) đến năm 1914, các đảng trong Quốc tế thứ hai dần xa rời đường lối đấu tranh ...(3)..., thoả hiệp - với giai cấp ...(4).... Năm 1914, Quốc tế thứ hai ...(5)... và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Hướng dẫn trả lời:
- B. quốc tế
- C. Ăng - ghen
- E. cách mạng
- D. tư sản
- A. phân hoá
Câu 15. Ghép thông tin ở cột B với nội dung ở cột A sao cho đúng với sự ra địc và hoạt động của các tổ chức quốc tế cuối thế kỉ XIX.
Cột A | Cột B |
1. Quốc tế thứ nhất | A. Thành lập năm 1864. |
B. Thành lập năm 1889. | |
C. Thành lập tại Pháp. | |
D. Thành lập tại Anh. | |
E. Gắn với vai trò lãnh đạo của C. Mác. | |
G. Gắn với vai trò lãnh đạo của Ph. Ăng-ghen. | |
2. Quốc tế thứ hai | H. Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển. |
I. Giải tán năm 1876. | |
K. Giải tán năm 1914. |
Hướng dẫn trả lời:
Quốc tế thứ nhất
A. Thành lập năm 1864.
D. Thành lập tại Anh.
E. Gắn với vai trò lãnh đạo của C. Mác.
H. Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển.
I. Giải tán năm 1876.
Quốc tế thứ hai
B. Thành lập năm 1889.
C. Thành lập tại Pháp.
G. Gắn với vai trò lãnh đạo của Ph. Ăng-ghen.
H. Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển.
K. Giải tán năm 1914.
Câu 16. Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri.
Hướng dẫn trả lời:
Việc thành lập Công xã Pa-ri (tiếng Anh: Paris Commune) vào năm 1871 ở Paris, Pháp, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc trong các khía cạnh chính trị, xã hội và tư tưởng. Đây là một sự kiện đánh dấu sự xuất hiện mạnh mẽ của phong trào cách mạng và lao động, và cũng đã góp phần hình thành các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
Mẫu hình xã hội chủ nghĩa:
Công xã Pa-ri là một trong những ví dụ đầu tiên về việc thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của các thực dân xã hội và nhà lao động, Công xã Pa-ri đã cố gắng thiết lập một hình thức quản lý xã hội mới, với nguyên tắc dân chủ cơ sở và sự tham gia của các tầng lớp lao động.
Chấp nhận sự thất bại nhưng góp phần hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa:
Mặc dù Công xã Pa-ri tồn tại trong thời gian ngắn (khoảng hai tháng), nó đã thất bại trước sự đàn áp của chính quyền Pháp, nhưng sự kiện này đã để lại ảnh hưởng mạnh mẽ. Đây là một ví dụ điển hình về cách mà các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, dân chủ cơ sở và tư tưởng về công bằng xã hội đã được cả thế giới chú ý và nêu lên.
Tổng hợp giữa tầng lớp lao động và trí thức:
Công xã Pa-ri tượng trưng cho sự kết hợp giữa các tầng lớp lao động và trí thức trong việc xây dựng một xã hội mới. Sự tham gia của các tri thức, nhà văn, nhà nghiên cứu, và người lao động đã tạo ra một môi trường cộng đồng đa dạng với mục tiêu xóa bỏ sự phân biệt giai cấp.
Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa vô sản:
Công xã Pa-ri là một phần quan trọng của việc hình thành và phát triển chủ nghĩa vô sản. Các lý tưởng về tình thần cách mạng và khao khát xây dựng một xã hội công bằng đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển của các phong trào cách mạng và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, việc thành lập Công xã Pa-ri không chỉ có ý nghĩa lịch sử trong khía cạnh sự kiện cụ thể, mà còn về việc hình thành và phát triển các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, dân chủ cơ sở và tinh thần cách mạng trong lịch sử nhân loại.
Câu 17. Quan sát hình 10.1, hãy:
a. Cho biết bức hình phản ánh sự kiện lịch sử gì?
b. Trình bày ngắn gọn bối cảnh, nội dung và ý nghĩa của sự kiện đó.
Hướng dẫn trả lời:
Đây là sự kiện cuộc biểu tình trên đường phố ngày 1-5-1886 của công nhân tại thành phố Chi-ca-gô (Mỹ).
Bối cảnh, nội dung và ý nghĩa của sự kiện:
Bối cảnh:
Cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ phát triển nhanh; mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giới chủ diễn ra,...
Nội dung:
Ngày 01/05/1886, khoảng 400 000 công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mỹ) đình công, biểu tình trên đường phố nhằm gây áp lực, buộc giới chủ phải thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ,...
Ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân; cổ vũ phong trào công nhân ở các thành phố khác tại nước Mỹ và trên thế giới; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào công nhân quốc tế; ngày 1-5 về sau trở thành ngày Quốc tế lao động,...