Giải địa lí 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á - trang 54 địa lí 8. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.

  • Nửa đầu thế kỉ XX, Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu, sản xuất lương thực là chủ yếu.
  • Ngày nay, sản xuất và xuất khẩu ngliệu chiếm vị trí đáng kể.
  • Nền kinh tế các nước Đông Nam Á đã trải qua thời kì khủng hoảng -> mức độ tăng trưởng kinh tế giảm sút.
  • Vấn đề cần quan tâm là bảo vệ môi trường.

=> Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.

2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

  • Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi rõ rệt: giam tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước.
  • Các ngành sản xuất chủ yếu tập trung ở đồng bằng và ven biển
  • Nhiều nước đã phát triển công nghiệp bằng sản xuất hàng hóa…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước...

Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 – 1996; 1998 – 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm).

Trả lời:

Tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong các giai đoạn

  • Giai đoạn 1990 – 1996: Hầu hết các nước đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, trừ In-đô-nê-xi-a và Thái Lan có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm.
  • Giai đoạn 1998 – 2000: Năm 1998 hầu hêt các nước có tốc độ tăng trưởng giảm hoặc âm (trừ Việt Nam), do khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ Thái Lan.  Đến năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước được phục hồi trở lại và tăng trưởng với tốc độ khá nhanh.

So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.

Câu 2: Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm...

Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?

Trả lời:

Quan sát bảng số liệu 16.2 ta thấy, giai đoạn 1980 – 2000, hầu hết các nước đều có sự dịch chuyển tỉ trọng giữa các ngành. Theo đó, dịch chuyển theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Cụ thể từng nước như sau:

  • Cam-pu-chia: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 18,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 93%, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 9,2%.
  • Lào: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 8,3%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 8,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ không thay đổi.
  • Phi-líp-pin: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 9,1%; tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 7,7%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 16,8%
  • Thái Lan: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 12,7%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 11,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng l,4%.

Câu 3: Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học, em hãy:

  • Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp.
  • Nhận xét sự phân bố của các nghành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy hóa chất, thực phẩm.

Trả lời:

Nông nghiệp:

  • Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi điều kiện thích hợp như khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.
  • Cây công nghiệp là cao sụ, cà phê, mía… tập trung trên các cao nguyện do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn.

Cây công nghiệp:

  • Luyện kim: ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nên-xi-a thường tập trung ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu.
  • Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chue yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến.
  • Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nay, Thái Lan và Việt Nam.
  • Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế...

Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?

Trả lời:

Hiện nay, các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc.

Nguyên nhân:

  • Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.
  • Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.
  • Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.
  • Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tê đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.

Câu 2: Dựa vào bảng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê...

Dựa vào bảng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?

Trả lời:

Xử lí bảng số liệu ta được:

Lãnh thổ

Mía

Cà phê

Đông Nam Á

26,2

19,2

Châu Á

71,3

24,7

Lãnh thổ còn lại

2,5

56,1

Thế giới

100

100

Vẽ biểu đồ

Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều nông sản là vì: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời.

Câu 3: Quan sát hình 16.1 (trang 56 SGK Địa lý 8),cho biết khu vực Đông Nam Á...

Quan sát hình 16.1 (trang 56 SGK Địa lý 8),cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?

Trả lời:

  • Các ngành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm.
  • Phân bố chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ.
 
 
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net