Giải địa lí 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam - trang 101 địa lí 8. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

  • Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
    • Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
    • Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
  • Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

  • Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo
  • Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.
  • Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
  • Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

  • Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
  • Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo
  • Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Em hãy tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan,...

Em hãy tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng.

Trả lời:

  • Vùng núi cao: Hoàng Liên Sơn.
  • Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Kon Turn, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.
  • Các đồng bằng trẻ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung.
  • Phạm vi thềm lục địa: mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹp ở miền Trung.
  • Nhận xét: địa hình núi ở nước ta có hai hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Núi, cao nguyên phân bố chủ yếu ở phía tây của lãnh thổ, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông.

Câu 2: Em hãy cho biết lên một số hang động nổi tiếng ở nước ta.

Trả lời:

Một số hang động nổi tiếng ở nước ta:

  • Phong Nha kẻ bàng (Quảng Bình)
  • Tam Thanh (Lạng Sơn)
  • Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)…
  • Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình)
  • Cụm hang động Tràng An (Ninh bình)
  • Hang Sửng sốt (Quảng Ninh)
  • Động Hương Tích (Hà Nội)
  • Hệ thống hang động Tú Làn (Quảng Bình)

Câu 3: Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì?...

Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì.

Trả lời:

  • Khi rừng bị con người chặt phá thì mặt đất không có lớp phủ khiến cho mưa làm xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ lụt, lũ đá, lũ ống, lũ quét...
  • Lợi ích của việc bảo vệ rừng: bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, bảo vệ sự đa dạng sinh vật..

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?

Trả lời:

Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính:

Thứ nhất, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

  • Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
  • Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
  • Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
  • Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

Thứ hai, địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

  • Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo
  • Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.
  • Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
  • Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

Thứ ba, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

  • Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
  • Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo
  • Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

Câu 2: Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?

Trả lời:

Sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm cả ngoại lực và nội lực. Cụ thể, một trong những yếu tố tác động lớn nhất đó chính là:

  • Hoạt động nâng lên hạ xuống của các mảng tân kiến tạo.
  • Chịu tác động ngoại lực như gió, mưa…, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Tác động của hoạt động của con người.

Câu 3: Các dạng địa hình sau dày ở nước ta được hình thành như thế nào?

  • Địa hình cácxtơ.
  • Địa hình cao nguyên badan.
  • Địa hình đồng bằng phù sa mới.
  • Địa hình đê sông, đê biển.

Trả lời:

  • Địa hình cácxtơ được hình thành do nước mưa hoà tan đá vôi. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động.
  • Địa hình cao nguyên badan: vào đại Tân sinh, do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy.
  • Địa hình đồng bằng phù sa trẻ: giai đoạn Tân sinh, nhiều vùng bị sụt lún, sau đó được bồi đắp dần bằng những vật liệu do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.
  • Địa hình đê sông, đê biển: do con người đắp lên đế chống lũ lụt và ngăn chặn ảnh hưởng của biến.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net