Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 2. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ (3 tiết)
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...
2 - HS:
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải):
Ở lớp 6, ta đã biết rằng mỗi điểm trên bản đồ địa lí được xác định bởi một cặp số (tọa độ địa lí) là kinh độ và vĩ độ. Chẳng hạn, tọa độ địa lí của hồ Hoàn Kiếm ở Thủ đô Hà Nội là: (21o01'B;105o51'Đ).
Trong toán học, cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng được gọi là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “ Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục bài học về "Mặt phẳng tọa độ và đồ thị của hàm số". Bài học này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về mặt phẳng tọa độ và cách vẽ đồ thị của hàm số trên mặt phẳng đó. Đây là những kiến thức cơ bản và quan trọng trong toán học, và chúng ta sẽ áp dụng chúng vào việc giải quyết các bài toán thực tế. Hãy cùng nhau tìm hiểu và thực hành để nắm vững kiến thức này nhé!”.
Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số
Hoạt động 1: Mặt phẳng tọa độ.
- HS hiểu được và nắm được khái niệm về mặt phẳng tọa độ Oxy.
- Ứng dụng khái niệm giải quyết một số bài toán đơn giản.
- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ1 và các Ví dụ.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV triển khai phần HĐ1 để HS nhận biết mặt phẳng tọa độ. + GV mời một số HS nêu ý kiến nhận xét. + GV chốt đáp án. - Từ HĐ1, GV giới thiệu định nghĩa về mặt phẳng tọa độ cho HS theo khung kiến thức trọng tâm. - GV lưu ý cho HS về các góc phần tư được tạo ra từ hai trục tọa độ Ox, Oy; và các đơn vị độ dài trên hai trục tọa độ. - HS đọc – hiểu Ví dụ 1. Xác định vị trí 3 điểm chấm sáng ở góc phần tư nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm + Định nghĩa mặt phẳng tọa độ. | 1. Mặt phẳng tọa độ. HĐ1 Hai đường thẳng màu đỏ trong Hình 2 được biểu diễn bởi hai trục Ox, Oy trên mặt phẳng ở Hình 3. Khi đó, hai trục Ox, Oy trong Hình 3 vuông góc với nhau. Định nghĩa Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc O của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy. Trục Ox, Oy gọi là trục tọa độ. Ox gọi là trục hoành, Oy gọi là trục tung. O gọi là gốc tọa độ. Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy. Lưu ý Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn góc: góc phần tư thứ I, góc phần tư thứ II, góc phần tư thứ III, góc phần tư thứ IV theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ. Chú ý: Các đơn vị độ dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau (nếu không có lưu ý gì thêm). Ví dụ 1: (SGK – tr.61) Hướng dẫn giải (SGK – tr.61) |
Hoạt động 2: Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ.
- HS nhận biết và phát biểu được định nghĩa về tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ.
- HS biết cách biểu diễn tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ.
- Vận dụng định nghĩa và các kiến thức để xử lí các bài tập có liên quan.
- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ2; Luyện tập 1 và các Ví dụ.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV triển khai HĐ2 cho HS quan sát thực hiện. + GV chỉ định 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi a và b trong HĐ. - GV khẳng định: Cặp số (4;3) gọi là tọa độ điểm M trong mặt phẳng tọa độ. - GV vẽ (hoặc trình chiếu) hình, giới thiệu định nghĩa về tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ cho HS. - GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi cặp số (a;b) ta xác định được bao nhiêu điểm M ? - GV hướng dẫn cho HS thực hiện Ví dụ 2 + Điểm D, E : Vẽ hình chiếu của hai điểm này lên trục Ox và Oy từ đó xác định được tọa độ điểm D và E. + Điểm F : Vì điểm này thuộc trục Oy nên nó có hoành độ bằng 0. + Điểm E : Vì điểm này thuộc trục Ox nên nó có tung độ bằng 0. - GV nêu nhận xét trong SGK cho HS ghi nhớ. - GV cho HS thực hiện đọc Ví dụ 3 và sau đó mời 1 HS lên bảng thực hiện vẽ hình và xác định điểm theo hướng dẫn trong SGK. - GV cho HS thảo luận nhóm 3 người thực hiện yêu cầu của Luyện tập 1 + GV mời 1 HS lên bảng trình bày cách xác định các điểm; Và 1 HS vẽ hình trục tọa độ để xác định các điểm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm + Định nghĩa về tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ; + Cách xác định và biểu diễn tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ. | 1. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ. HĐ2 a) Hình chiếu của điểm M trên trục hoành Ox là điểm 4 trên trục Ox. b) Hình chiếu của điểm M trên trục hoành Oy là điểm 3 trên trục Oy. Chú ý: Cặp Cặp số (4;3) gọi là tọa độ điểm M trong mặt phẳng tọa độ. Định nghĩa Cho điểm M trong mặt phẳng tọa độ Oxy Giả sử hình chiếu của điểm M lên trục hoành Ox là điểm a trên trục số Ox, hình chiếu của điểm M lên trục tung Oy là điểm b trên trục Oy. Cặp số a;b gọi là tọa độ của điểm M, a là hoành độ và b là tung độ của điểm M. Điểm M có tọa độ (a;b) được kí hiệu M(a;b). Chú ý Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi điểm M xác định một cặp số (a;b). Ngược lại, mỗi cặp số (a;b) xác định một điểm M. Ví dụ 2: (SGK – tr.62). Hướng dẫn giải (SGK – tr.62) Nhận xét + Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0. + Điểm nằm treent rục tung có hoành độ bằng 0. Ví dụ 3: (SGK – tr.62). Hướng dẫn giải (SGK – tr.62). Luyện tập 1 Cách xác định các điểm trong mặt phẳng tọa độ Oxy là: • Xác định điểm A(-1; 2): Qua điểm – 1 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Qua điểm 2 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy. Hai đường thẳng trên cắt nhau tại điểm A(- 1; 2). • Xác định điểm B(2; 2): Qua điểm 2 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Qua điểm 2 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy. Hai đường thẳng trên cắt nhau tại điểm B(2; 2). • Xác định điểm C(2; 0): Qua điểm 2 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Đường thẳng thẳng này cắt trục Ox tại điểm C(2; 0). • Cách xác định điểm D(0; -2): Qua điểm -2 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy. Đường thẳng thẳng này cắt trục Oy tại điểm D(0; - 2). • Xác định điểm E12; -34: Qua điểm 12 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox. Qua điểm -34 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy Hai đường thẳng trên cắt nhau tại điểm E12; -34 |
Hoạt động 3: Đồ thị của hàm số.
- HS hiểu được và nắm được khái niệm về đồ thị của hàm số.
- HS biết cách vẽ đồ thị của hàm số.
- Vận dụng khái niệm và kiến thức để thực hiện các bài tập và ví dụ.
- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ3, 4; Luyện tập 2 và các Ví dụ.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV triển khai HĐ3 và giảng giải cho HS hiểu được về đồ thị của hàm số. + Trong bảng 1, chúng ta có các giá trị của x và y. Biểu diễn các điểm có các cặp số (x;y) trên trục tọa độ Oxy ta được như hình 9. + Tập hợp 5 điểm: A9;16; B12;16;C15;15; D18; 14; E(21; 13). Trên trục tọa độ Oxy gọi là đồ thị của hàm số cho bởi bảng 1. - GV triển khai HĐ4. HS + GV chỉ định 1 HS lên bảng thực hiện phần a. * HS có thể lập bảng như bảng 1. + GV mời 1 HS khác lên bảng thực hiện trả lời phần b. - GV nêu (hoặc trình chiếu) nhận xét thông qua mô tả hình 10 cho HS: Ở hàm số y=2x, khi x thay đổi thì tọa độ điểm M thay đổi trên trục Oxy. Từ đó tạo ra đồ thị hàm số y=2x - GV khái quát lại kiến thức thành Khái niệm đồ thị của hàm số cho HS hiểu và nắm rõ. - GV hướng dẫn HS thực hiện Ví dụ 4 a) Ta có thể vẽ điểm biểu diễn tọa độ điểm A, B, C lên mặt phẳng tọa độ Oxy có đồ thị hàm số y=x+2. Từ đó xác định được điểm nào thuộc, điểm nào không thuộc. b) Vì tọa độ của một điểm được cho dưới dạng M(x;y) nên với mỗi giá trị của x thì sẽ nhận được một giá trị của y. Thay tọa độ điểm D có x=2022 và y=2023 vào hàm số y=x+2. Nếu hai vế bằng nhau thì ta kết luận điểm D thuộc đồ thị hàm số y=x+2; và ngược lại. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện Luyện tập 2. + GV mời 1 HS lên bảng vẽ đồ thị của hàm số theo bảng 2. + GV chỉ định 1 HS đứng tại chỗ xác định điểm A, B có thuộc đồ thị hàm số không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm + Khái niệm đồ thị hàm số. + Cách xác định một điểm thuộc hay không thuộc đồ thị hàm số. | 1. Đồ thị của hàm số. HĐ3 Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn các điểm có tọa độ là các cặp số x; y tương ứng ở Bảng 1 là: A9; 16; B12; 16; C15; 15; D18; 14; E(21; 13). Ta biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ như sau: HĐ4 a) Hàm số y=2x + Với x1=-1 => y1=2.-1=-2 + Với x2=1 => y2=2.1=2 + Với x3=32 => y2=2.32=3 b) M1x1;y1=M1-1; -2 M2x2;y2=M21;2; M3x3;y3=M32;3 Nhận xét: Với mỗi giá trị của biến số x, ta có thể xác định được một điểm M(x;y) với y=2x trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Khi biến số x thay đổi, điểm M(x;y) sẽ thay đổi theo trong mặt phẳng tọa độ Oxy và tạo nên đồ thị của hàm số y=2x. Khái niệm Đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng x;fx trên mặt phẳng tọa độ. Ví dụ 4: (SGK – tr.63) Hướng dẫn giải (SGK – tr.63) Luyện tập 2 Quan sát bảng 2 ta thấy: + Với x=2 thì y=3 => Điểm A(2;3) thuộc đồ thị hàm số. + Với x=5 thì y=7 => điểm B(5;6) không thuộc đồ thị hàm số. |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: