[toc:ul]
Định kiến là những ý kiến, góc nhìn, quan điểm không tốt, phiến diện của con người về một sự việc, sự vật hoặc một người nào khác mà họ cho là quan điểm của họ đã thuận theo lẽ tự nhiên còn người khác là sai. Thói xấu định kiến là những tư tưởng, thói quen không tốt mà chúng ta dùng để dè bỉu, coi thường người khác hoặc một sự việc nào đó trong cuộc sống. Thói xấu định kiến mang đến nhiều hệ quả tiêu cực khó lường. Việc chúng ta có góc nhìn không tốt về người khác, đánh giá họ trên quan điểm chủ quan của ta sẽ tạo nên những định kiến xã hội. Việc này trước hết tác động đến tâm lí của ta, nó khiến ta có những thái độ về người khác. Người phải nhận về mình những định kiến sẽ khiến bản thân họ có những tổn thương nhất định dù họ chỉ đang sống cuộc sống của mình, sống đúng theo pháp luật, không đi ngược với chuẩn mực đạo đức.
Có nhiều định kiến tồn tại trong các xã hội trên toàn thế giới, cũng như hậu quả và hành vi bị ảnh hưởng bởi những định kiến đó. Định kiến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới. Điều quan trọng cần lưu ý là định kiến ảnh hưởng rất lớn đến những gì mọi người mong đợi từ tương lai. Một số người hành động theo định kiến của họ làm như vậy với bạo lực, tội phạm, tạo ra các chi phí cho xã hội, chẳng hạn như chi phí cho các thử nghiệm và các dịch vụ xã hội cung cấp cho nạn nhân.
Định kiến xã hội là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành trước trong suy nghĩ con người. Mang đến các đánh giá chủ quan về hiện tượng, sự vật hay con người. Định kiến đó được xây dựng trước khi con người nhận thức được các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự kiện cụ thể. Từ đó dẫn đến các đánh giá không chính xác, không dựa trên căn cứ xác đáng.
Định kiến xã hội chính là cách nhìn nhận cứng nhắc, bảo thủ về bản chất của những con người, loại người, tầng lớp người cụ thể trong đời sống một cộng đồng. Ấn tượng không tốt về một người, một loại người tại một thời điểm đã duy trì lâu dài trong ý thức của các thành viên cộng đồng. Định kiến cũng là sự phát huy thái quá của dư luận xã hội.
Các định kiến xã hội sẽ ảnh hưởng: mang đến cảm giác tiêu cực, trong xã hội, nếu chỉ đánh giá người khác thông qua định kiến, như định kiến về hình xăm thì hệ quả đầu tiên mà chúng ta đánh giá không đúng về họ, từ đó sẽ dẫn đến những hành xử hoặc quyết định sai lầm, gây nên những tổn hại đến lợi ích vật chất cũng như tinh thần của người khác, của chính mình và cũng có thể của tất cả mọi người xung quanh. Người bị hiểu nhầm nặng nề thì bị ức chế tâm lý và dần thui chột tài năng… Còn đối với người đánh giá sai về người khác cũng không thể nào giao tiếp tốt với những người khác được nữa, từ đó các mối quan hệ xã hội sẽ dần có nguy cơ bị rạn nứt hoặc đổ vỡ không thể cứu vãn.
Theo cách hiểu đơn giản, định kiến là ý kiến đánh giá có trước về một vấn đề nào đó. Thường người ta dùng từ định kiến để chỉ một sự nhìn nhận không đúng sự thật nhưng người có định kiến không chịu thay đổi ý kiến của mình. Như vậy, định kiến được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Người ta thường không chấp nhận những người có định kiến về một vấn đề nào đó.
Có thể hiểu định kiến là thái độ có trước mang tính tiêu cực, bất hợp lý đối với một hiện tượng, một cá nhân hoặc một nhóm. Có nhiều loại định kiến xã hội như: định kiến chủng tộc, giới tính, tôn giáo, giai cấp,…
Khi nói định kiến là nói tới sự phán xét, là thái độ đã có sẵn từ trước khi hiện tượng xảy ra hoặc trước khi biết một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó của cá nhân hay của một nhóm. Định kiến mang tính bất hợp lý, tiêu cực.
Việc chúng ta có góc nhìn không tốt về người khác, đánh giá họ trên quan điểm chủ quan của ta sẽ tạo nên những định kiến xã hội. Việc này trước hết tác động đến tâm lí của ta, nó khiến ta có những thái độ về người khác.
Người phải nhận về mình những định kiến sẽ khiến bản thân họ có những tổn thương nhất định dù họ chỉ đang sống cuộc sống của mình, sống đúng theo pháp luật, không đi ngược với chuẩn mực đạo đức.