[toc:ul]
Cho đến ngày nay, thời kì Phục Hưng vẫn luôn là giai đoạn quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này. Cùng với ấn ấn của gia cấp tư sản gia đời, "phong trào văn hóa Phục Hưng" đã để lại những thành tự vĩ đại cho nhân loại. Từ mô hình nhà nước, đến văn hóa, văn học, nghệ thuật và kiến trúc, mỗi một lĩnh vực đều có dấu ấn riêng. Nghệ thuật điêu khác thời kì Phục Hưng được coi là đỉnh cao của văn hóa nghệ thuật. Những bức tượng bằng đá, bằng đồng vẫn còn được lưu giữ đến ngafynay và trở thành ền tảng cho những bộ môn nghệ thuật hiện đại. Nhắc đế tượng Phục Hưng, phải kể đến những tượng David, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng Thần Vệ Nữ thành Milo... Các tác phẩm này ảnh bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng La Mã - Hy Lạp Trung cổ. Phong cách trung cho nghệ thuật thời kì là nhấn mạnh về giá trị và vị trí của con người. Coi con người như những bản sao của Thánh Thần. Ngoài ra, mỗi bức tược đều biểu tượng cho những ý nghĩa riêng, nhân văn. Ngày nay, điểm đặc biệt để nhiều người nhớ tới tượng thời Phục Hưng đó là các tượng thường Khỏa thân hoặc bán khỏa thân. Bởi, thời bấy giờ, người ta coi trọng là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh của con người chứ không phải những thứ "trần tục" khác. Tượng Phục Hưng hiện nay vẫn còn được bảo tồn và lưu giữ đáng kể. Ngoài ra, rất nhiều công trình và nghệ nhân khác cũng mông phỏng lại các pho tượng nổi tiếng này và trưng bày ở khắp mọi nơi trên thế giới. Với những người theo chuyên ngành nghệ thuật, có lẽ những tác phẩm này sẽ theo theo họ trong sự nghiệp, là chuẩn mực của nghệ thuật đương đại noi theo.
Tượng Phục Hưng là kiệt tác vĩ đại của nghệ thuật điêu khắc nhân loại là điều ta không thể bàn cãi. Những bức tượng không chỉ mang vẻ đẹp mẫu mực trong nghệ thuật mà còn biểu tượng cho những giá trị nhân văn sâu sắc. Tượng Phục Hưng luôn đi kèm và có liên kết chặt chẽ với kiến trúc Phục Hưng. Hai yếu tố bổ trợ cho nhau tạo nên những công trình vĩ đại. Bên trong Thánh đường Thánh Phêrô (Peter) là một trong bốn đền thờ lớn nhất ở Vatican, ngoài kiến trúc đỉnh cao khiến người xem phải choáng ngợp thì những bức tượng được bài trí trong đó nắm ý nghĩa quan trọng. Tượng Phục Hưng ngoài mô phỏng theo các vị Thần La Mã thì còn lại đều mô phỏng theo Tôn giáo, đặc biệt là đạo Kito. Ngoài kiệt tác điêu khác là bức tượng David thì "Đức Mẹ sầu bi" chính là tác phẩm đưa tên tuổi của Michelangelo lên đỉnh cao của nghệ thuật Phục Hưng khi mới ngoài 20 tuổi. Bức tượng được đặt trong Thánh đường Thánh Peter. Không gian xung quanh bức tượng được bài trí bằng các bức bích họa trên tường hay các bức tượng mang nặng tư tưởng Kito giáo. Mục đích của việc này để thể hiện, tái hiện lại cảnh kinh điển cái chết của Chúa Jesus trong Kinh Thánh. Lấy ví dụ trên để thấy, ngay tai thời kì phục hưng thì tượng Phục Hưng đã ảnh hưởng rất nhiều trong kiến trúc xây dựng. Các pho tượng không chỉ để tạo điểm nhấn tăng tính thẩm mĩ cho không gian mà còn bổ trợ, điều hướng cho kiến trức để mang lại không gian theo mục đích của người kiến trúc sư. Ngày nay, có rất nhiều công trình thông thường áp dụng phong cách Châu Âu vào kiến trúc. Tượng Phục Hưng lại một lần nữa được thể hiện, phát huy giá trị của mình. Khi xã hội ngày càng phát triển và yêu cầu về thẩm mĩ càng cao thì người ta thích đi tìm đến những giá trị hoàn hảo. Các bức tượng Phục Hưng ngày nay không chỉ được mô phỏng đắp lại mà còn được mang vào hội họa, văn học, ứng dụng trong cuộc sống. Trong kiến trúc, không khó để thấy các bức tranh về tượng Nữ Thần Venus, Đức Mẹ Maria,.. được vẽ trên tường, trang trí trong các toàn nhà. Có thể nói, thời kì Phục Hưng tuy không kéo dài lâu nhưng đã để lại ảnh hưởng lớn của mình trong hầu hết các mặt của cuộc sống. Nghệ thuật điêu khắc thời kì Phục Hưng vẫn luôn là đỉnh cao, là nền tảng cho nghệ thuật sau này. Dù đã hàng ngàn năm qua đi vẫn chưa một ai, một phong cách nghệ thuạt nào có thể sánh bằng với các pho tượng Phục Hưng được.
Thời kỳ Phục hưng là một phong trào văn hóa quan trọng, đã cung cấp cho xã hội một số lượng lớn các đóng góp có liên quan. Với ông, không chỉ một cách nhìn mới về tôn giáo đã nảy sinh, mà còn là một cách thể hiện mang tính cách mạng Nghệ thuật phục hưng, nhường chỗ cho sự ra đời của nghệ thuật thời Phục hưng. Có lẽ, thời kỳ nghệ thuật này là một trong những thời kỳ được biết đến nhiều nhất trên thế giới do sự phổ biến mà nó đã có và tiếp tục có. Vì lý do này, nó được coi là một trong những quan trọng nhất trong lịch sử phổ quát.
Một trong những yếu tố nổi bật nhất dẫn đến sự thay đổi lớn về văn hóa và nghệ thuật khắp châu Âu là ảnh hưởng to lớn của nghệ thuật cổ điển Hy Lạp đối với các nhà điêu khắc, họa sĩ và nhà văn thời bấy giờ. Hầu hết các đặc điểm có thể được quan sát thấy trong các công trình này rất giống với những đặc điểm có trong các công trình Hy Lạp.
Người quan trọng nhất trong sự thay đổi này là Francesco Petrarca, một nghệ sĩ Ý nổi tiếng ở thế kỷ XIV. Cảm hứng thu được từ thời cổ đại đã xoay xở để đổi mới các chủ đề và tiêu chí sáng tạo trong từng lĩnh vực nghệ thuật. Ngoài ra, điều này dẫn đến sự xuất hiện của các phong trào rời xa nền văn hóa cổ xưa của thời Trung cổ.
Filippo Brunelleschi, Lorenzo Ghiberti và Donatello là những người mở đường cho hướng đi mới trong nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano, Giotto di Bondone và những nghệ sĩ khác. Nói chung, ở Ý thời gian khoảng từ 1420 đến 1600 được gọi là thời kỳ Phục Hưng, trong châu Âu còn lại là thời gian từ 1500 đến 1600.
Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Phục Hưng. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước ông đạt được. Xu hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng phải đến thế kỷ 15 thì các nghệ sĩ mới đạt được đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần như hoàn hảo. Vì thế mà các sử gia về nghệ thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng cho các miêu tả nghệ thuật trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các ví dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các ví dụ đáng được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc người Ý, Leone Battista Alberti, còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật "không những ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp toàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học.
Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng.
Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt.
Nói chung khi nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu ấn của miền Bắc châu Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng mạnh, tức là trước tiên là ở vùng Trung Âu và Bắc Âu. Trên bán đảo Iberia hai xu hướng này tồn tại bên cạnh nhau cho đến thời kỳ Baroque. Tại vùng châu Âu của Đức và Ba Lan hai xu hướng này được trộn lẫn một phần (Ví dụ như lâu đài Heidelberg (Đức) hay lâu đài tại Wawel, Kraków (Ba Lan), thế nhưng xu hướng tương tự vẫn chiếm ưu thế cho đến thời gian cuối.
Văn hoá Tây Âu thế kỉ V – X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy phát triển cũng không đáng kể. Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ. Phong trào văn hóa Phục hưng” là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại. Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý, vì ở đây thế kỉ XIV đã xuất hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản xuất tư bản đã chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá. Ý lại là trung tâm của đế quốc Rôma cổ đại, vì vậy ở đây còn giữ lại nhiều di sản văn hoá cổ đại của Hy Lạp – Rôma. Hơn ai hết, các nhà văn hoá Ý có điều kiện khôi phục lại nền văn hoá trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý, phong trào lan sang Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức…
Về hội họa và điêu khắc : điểm độc lạ của mỹ thuật thời Phục Hưng là tính hiện thực cao, những tác giả biểu lộ đậm chất ngầu và nội tâm khác hẳn thời kỳ trước . Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kì này là tuy đề tài vẫn khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nhưng nội dung thì hoàn toàn hiện thực. Nhà danh họa khổng lồ người Ý của thời kỳ này là Lêôna đơ Vanhxi với các tác phẩm như Nàng Giôcôngđơ, Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỷ XV, ông đã có ý tưởng thay mái chèo của thuyền bằng cánh quạt đẩy nước, vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay, dù thoát hiểm,… Bức tranh "Bữa tiệc cuối cùng", dựa vào câu chuyện trong bữa tiệc chia tay nhau, Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ của mình rằng: "Trong các ngươi sẽ có một kẻ phản bội ta". Bức tranh đã thể hiện được nội tâm của các nhân vật dự tiệc khi nghe câu nói đó: người thì ngạc nhiên, người thì tức giận, người thì buồn bã, người thì biểu thị sự ngay thắng trung thực của mình... Đây là một bức tranh rất hoàn hảo về mô tả nhân vật, bố cục và màu sắc. Raphaen (1483-1520) cũng là một họa sĩ thiên tài của Ý. Tuy ông chết tương đối sớm (37 tuổi) nhưng ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Cô gái làm vườn xinh đẹp, các bức tranh vẽ về thánh mẫu... Ông là một họa sĩ có sở trường về vẽ chân dung, đặc biệt là thể hiện được một cách sống động vẻ đẹp tươi tắn của các cô gái, vẻ hiển hậu dịu dàng của người mẹ và nét ngây thơ đáng yêu của các em bé.
Dựa vào các thành tựu cũng đặc điểm của phong trào văn hóa Phục hưng có thể thấy được ý nghĩa to lớn của nó là bước tiến vượt bậc nền văn minh châu Âu nói riêng và nền văn minh nhân loại nói chung. Với những thành tựu mà nó đạt được đã đập tan rào cản về giai cấp, những tư tưởng giáo điều, cũ kỹ mở ra một chân trời mới cho sự phát triển của loài người. Phong trào Phục Hưng là một mốc son đưa cả châu Âu thoát khỏi “đờm trường trung cổ” với những thành tựu nổi bật có sức ảnh hưởng lớn của nhân loại. Bài viết trên đây đã đưa ra những dẫn chứng rõ nhất về thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng mang lại.