Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN NINH TOÀN CẦU

 

An ninh lương thực

An ninh năng lượng

An ninh nguồn nước

An ninh mạng

Khái niệm

An ninh lương thực là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói

An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ

An ninh nguồn nước là sự đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khoẻ, cho sinh kế, cho hoạt động sản xuất, cho môi trường sinh thái đối với cộng đồng dân cư.

- An ninh mạng là sự đảm bảo các hoạt động trên không gian mạng nhưng không gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Biểu hiện

- Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực đang có xu hướng gia tăng. 

- Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực. 

- Châu Phi có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất và xu hướng tăng nhanh nhất.

Thế giới đang đối mặt với các thách thức về vấn đề an ninh năng lượng như: cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống, sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia, nguy cơ gián đoạn nguồn cung 

- Vấn đề an ninh nguồn nước trên thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, bao gồm: nguồn nước ở nhiều nơi bị ô nhiễm; tỉnh trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng hơn

- Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin quan trọng của các quốc gia, tấn công hệ thống giám sát điều khiển công nghiệp; chiếm đoạt thông tin cá nhân và dữ liệu người dùng để sử dụng vào mục đích chính trị, an ninh, quốc phòng;

Nguyên nhân

Các cuộc xung đột vũ trang và nội chiến; thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; bùng nổ dân số;...

Tình hình bất ổn chính trị ở các khu vực có nguồn cung cấp dầu mỏ và khí tự nhiên hoá lỏng lớn, khủng hoàng thiếu năng lượng đang diễn ra gay gắt tại nhiều khu vực và quốc gia

Biến đổi khí hậu; sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí; tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông

 

Giải pháp

- Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho những vùng có nguy cơ mất an ninh lương thực cao nhất. 

- Tăng cường sản xuất lương thực, tăng năng suất và hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu

- Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.

- Đẩy mạnh sử dụng tiết kiệm năng lượng; 

- Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng; chủ động trong khai thác hợp lí, sử dụng 

- Đầu tư khoa học công nghệ, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới 

- Các tổ chức quốc tế, khu vực có vai trò điều phối, thúc đẩy các chính sách, tăng cường đối thoại, hợp tác 

- Mỗi quốc gia cần chủ động xây dựng các giải pháp để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng nhiễm nước.

- Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sinh sống.

- Xây dựng luật an ninh mạng phù hợp ở từng quốc gia; 

- Phối hợp chặt chẽ trong việc chống khủng bố an ninh mạng xuyên quốc gia; 

- Các quốc gia đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng,...

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ HÒA BÌNH

- Hiện nay ở một số khu vực trên thế giới, các vấn đề như: đói nghèo, phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, xung một vũ trang, biến đổi khí hậu, tranh chấp biên giới, lãnh thổ,... đang diễn ra với nhiều mức độ khác nhau, trở thành mối đe doạ đến hợp bình và an ninh quốc tế. 

- Bảo vệ hoà bình nhằm hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung. 

 

- Các quốc gia cần tăng cường đối thoại trong giải quyết mâu thuẫn, xung đột; loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác; tham gia tích cực vào lực lượng giữ gìn hoà bình Liên hợp quốc; tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 5 Một số vấn đề an ninh toàn cầu, Kiến thức trọng tâm địa lí 11 CD bài 5 Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com