[toc:ul]
Khi chơi thể thao, cơ thể sẽ tiết ra các hormone tích cực như endorphine, serotonin và gia tăng sự dẫn truyền thần kinh. Điều này có tác dụng giúp con người thư giãn, giải tỏa những stress trong cuộc sống, trở nên yêu đời hơn. Điều này rất tốt đối với những người thường xuyên mất ngủ, việc tập luyện sẽ tiêu hao sức lực, tăng cường lưu thông máu lên não giúp có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Thường xuyên chơi thể thao, nhất là các môn thể thao có tính đồng đội hoặc quá trình tập luyện chung với nhau, chúng ta sẽ không cảm thấy cô đơn. Thường xuyên giao tiếp, trao đổi sẽ giúp những người bị mắc các chứng bệnh trầm cảm có cơ hội giãi bày, từ đó trở nên hòa đồng và gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Việc tập luyện thể thao cũng giúp chúng ta có cơ hội giao lưu, nói chuyện nhiều hơn với bạn bè. Khi sinh hoạt chung cùng một nhóm, cùng một đội tuyển trong một thời gian dài sẽ dễ bắt chuyện hơn so với những người xa lạ. Họ có những đề tài chung để mở đầu câu chuyện như môn thể thao yêu thích, chia sẻ bí quyết tập luyện rồi từ đó nói về cuộc sống xung quanh. Thể thao khiến con người mở lòng và dễ tiếp nhận đối phương hơn. Vậy nên nói lợi ích của việc chơi thể thao đó là giao lưu, kết bạn.
Khi chơi thể thao điều đầu tiên chúng ta đều biết đó là đem lại lợi ích về mặt sức khỏe thể chất lẫn vóc dáng thon đẹp. Nhưng một điều không ngờ nữa mà thể thao đem lại đó là khả năng giúp não bộ trở nên linh hoạt hơn, tăng cường trí nhớ. Bộ não con người là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Trong đó có tập trung hệ thống thần kinh trung ương có chức năng chỉ huy, điều hành các hoạt động sống của con người. Trí nhớ chính là quá trình nhận thức, não bộ lưu trữ các thông tin để truy xuất khi cần thiết. Theo tuổi tác, chức năng này có sự suy giảm theo thời gian. Nhất là đối với những người làm về công việc liên quan đến trí óc nhiều thì thường xuyên cảm thấy căng thẳng, đau đầu, stress,…Khi tập luyện thể thao, hệ tuần hoàn được tăng cường hoạt động, bơm máu đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy nó có tác dụng tăng cường trí nhớ. Ngoài ra khi luyện tập, cơ thể sẽ tăng tiết các loại hormone có tên là Endorphins giúp tăng sự tập trung của não bộ, cải thiện trí nhớ. Nếu bạn thường gặp các vấn đề về không tập trung, suy nghĩ chậm chạp, giảm trí nhớ, hãy bắt đầu bằng những bài tập thể thao một cách thường xuyên.
Tập thể dục mỗi ngày là cách giúp phòng ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật. Theo đó, khi vận động vừa sức sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất nhờ thúc đẩy tuần hoàn máu và sự dẻo dai của các khớp và nhóm cơ. Tập luyện thường xuyên còn giúp tăng cholesterol tốt trong máu, ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trên thành động mạch, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao… Không những vậy, theo các chuyên gia, việc tập thể dục vừa phải và đều đặn sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Các hoạt động thể chất cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường, đột quỵ, viêm khớp... Tập thể dục nâng cao sức khỏe là vì việc tập luyện thường xuyên sẽ cải thiện sự linh hoạt và dẻo dai của các cơ và khớp. Không chỉ vậy, chăm tập thể dục thể thao hỗ trợ tăng sức bền cho cơ thể, từ đó tăng khả năng chịu đựng khó khăn. Những hoạt động thể thao còn góp phần giảm các tình trạng viêm khớp, thấp khớp và làm chậm quá trình mất mật độ xương do tuổi tác.
Tập thể dục thể thao là "chìa khóa vàng" cho sức khỏe nâng cao sức đề kháng không chỉ mang lại một cơ thể dẻo dai, hình thể lý tưởng mà còn tác động đến tinh thần, cho bạn luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Tập thể dục là một bí quyết giúp thư giãn, xả stress hiệu quả sau một thời gian làm việc trí óc căng thẳng, đặc biệt là giới văn phòng thường ngồi một chỗ, ít vận động và tiếp xúc nhiều với máy tính. Phương pháp này còn giúp tăng cường năng lượng đáng kể, do đó nếu cảm thấy uể oải, khó tập trung bạn hãy thử một vài hoạt động đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ… Chúng sẽ giúp tăng vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến các mô và hệ thống tim mạch, nhờ đó nạp đầy năng lượng giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn. Những người tập thể dục thể thao mỗi ngày thường cảm thấy vui vẻ, yêu đời cũng như giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm và lo lắng so với người không tập. Bởi các bài tập vận động sẽ làm tăng độ nhạy cảm của não đối với các hormone Serotonin và Norepinephrine, từ đó giảm nguy cơ trầm cảm. Đồng thời, làm tăng sản xuất Endorphins tạo sự hưng phấn, hiệu quả cao trong việc giảm đau.