[toc:ul]
1. Xét ví dụ
Tôi // đang đi du lịch.
- Vị ngữ là một cụm danh từ, trong đó “đi” là động từ trung tâm.
2. Nhận xét
- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính cảu câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ.
- Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ (cụm động từ)
- Mở rộng vị ngữ là thêm cho vị ngữ thành tố phụ, làm cho ý nghĩa của câu được đầy đủ, rõ ràng hơn, phù hợp với ngữ cảnh và mục đích giao tiếp hơn.
Phụ trước | Trung tâm | Phụ sau |
đang | đi | du lịch |
- Những từ làm phụ ngữ ở phần trước: đã, sẽ, đang, sắp…
- Những từ làm phụ ngữ phía sau bổ sung cho phần trung tâm: thường là các danh từ
- Từ trung tâm: động từ hoặc tính từ
Bài 1
Trong bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập, những câu mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian:
Ngày 4-5-1945. HCM rời Pác Bó về Tân Trào.
Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
Ngày 28 và ngày 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời.
→ Tác dụng: xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Bài 2
a) Tráng sĩ // mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)
b) Giặc // tan vỡ. (Thánh Gióng)
c) Người // dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản "Tuyên ngôn Độc lập". (Bùi Đình Phong)
d) Người // đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)
→ Các vị ngữ là cụm từ: a, c, d.
Bài 3
a) Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)
- Vị ngữ là cụm tính từ.
- Trung tâm: dài.
- Phần phụ trước: trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo.
- Phần phụ sau: kín xuống tận chấm đuôi.
b) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)
- Vị ngữ là cụm động từ.
- Trung tâm: trả lời.
- Phần phụ sau: tôi bằng một giọng rất buồn rầu.
c) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập". (Theo Bùi Đình Phong)
- Vị ngữ là cụm động từ.
- Phần trung tâm: Bổ sung.
- Phần phụ sau: một số điểm vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập"
d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Theo Bùi Đình Phong)
- Vị ngữ là cụm động từ.
- Phần trung tâm: đọc.
- Phần phụ sau: "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.