[toc:ul]
Câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?
- Mỗi địa phương khác nhau đều có đối tượng địa lí khác nhau => bản sắc địa lí.
- Các đối tượng địa lí phân bố ở những địa điểm khác nhau, vì vậy khi học Địa lí cần xác định được vị trí địa lí, sự phân bố của các đối tượng và hiện tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ => trả lời cho câu hỏi “ở đâu”
Câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?
- Tìm câu trả lời về các thuộc tính của đối tượng và hiện tượng mà em tìm hiểu
- Tìm ra được mối liên hệ và qua hệ giữa các hiện tượng địa lí
a. Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu địa lí
+ Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê
+ Sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí: địa bàn, bản đồ trực tuyến, khí áp kế điện tử…
b. Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa
- Thực hiện khảo sát thực địa, tìm hiểu thực tế, viết bài khảo sát, thu hoạch,..
c. Kĩ năng khai thác thông tin trên internet phục vụ học tập
- Tìm kiếm được nhiều thông tin, hình ảnh, video clip liên quan đến bài học để hình dung rõ hơn, sinh động về bài học,...
Học Địa lí thật là thú vị
- Một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày ở nơi em sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậum gia tăng dân số, cầu vồng....
Kiến thức và kĩ năng Địa lí thật là cần cho cuộc sống
- Kiến thức địa lí sẽ giúp hoạt động tổ chức sản xuất an toàn hơn, tránh được thiệt hại do thiên tai, sử dụng tốt các tài nguyên, các lợi thế về vị trí địa lí.