[toc:ul]
1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp
- Quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:
Bước 1. Tách thu DNA chứa gene mã hoá kháng nguyên từ virus, vi khuẩn gây bệnh và tách thu plasmid từ vi khuẩn.
Bước 2. Cắt thu gene mã hoá kháng nguyên và cắt mở vòng plasmid bằng cùng một loại enzyme cắt giới hạn.
Bước 3. Nỗi gene mã hoá kháng nguyên vào plasmid tạo DNA tái tổ hợp bằng enzyme nối.
Bước 4. Sử dụng DNA tái tổ hợp để sản xuất vaccine.
Bước 5. Bảo quản và sử dụng vaccine theo hướng dẫn.
2. Ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp
- Ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp:
+ Tiết kiệm thời gian và đơn giản hơn.
+ Có thể sản xuất quy mô lớn.
+ Độ an toàn cao.
- Các bước phát hiện virus gây bệnh ở vật nuôi:
Bước 1. Thu mẫu bệnh phẩm (từ vật nuôi nghi bị nhiễm bệnh).
Bước 2. Tách chiết RNA tổng số từ mẫu bệnh phẩm (gồm RNA của vật nuôi và RNA của virus gây bệnh nếu có).
Bước 3. Tổng hợp cDNA (Sử dụng RNA tổng số làm khuôn để tổng hợp cDNA nhờ quá trình phiên mã ngược).
Bước 4. Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu.
Bước 5. Điện di kiểm tra sản phẩm PCR để xác định sự có mặt hay không của virus gây bệnh.
- Phát hiện sớm một số virus gây bệnh trên vật nuôi đã được, nhờ đó việc phòng ngừa đạt hiệu quả cao, hạn chế bùng phát thành dịch, giảm thiểu tổn thất cho người chăn nuôi.
- Các bước phát hiện virus H5NA gây bệnh cúm gia cầm:
Bước 1. Thu mẫu bệnh phẩm từ gia cầm nghi bị nhiễm virus H5N1.
Bước 2. Tách chiết RNA tổng số từ mẫu bệnh phẩm (gồm RNA của vật nuôi và RNA của virus gây bệnh nếu có).
Bước 3. Tổng hợp cDNA (Sử dụng RNA tổng số làm khuôn để tổng hợp cDNA nhờ quá trình phiên mã ngược).
Bước 4. Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR với cặp mới đặc hiệu với virus H5N1 (tức là cặp mồi này chỉ cho nhân bản những đoạn cDNA được tổng hợp từ RNA của virus H5N1).
Bước 5. Điện di kiểm tra sản phẩm PCR để xác định sự có mặt hay không của virus H5N1 (nếu có virus H5N1 thì sản phẩm điện di sẽ có băng tương ứng).