[toc:ul]
1. Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học
- Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí.
- Quá trình lên men kị khí phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
- Sinh học tạo ra từ quá trình lên men có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón, nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng.
- Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi sử dụng nước để dội chuồng, tắm và làm mát cho gia súc.
2. Ủ phân compost
- Ủ phân compost là quá trình chuyển đổi chất thải hữu cơ trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng.
- Quá trình ủ phân giúp phân hủy các chất hữu cơ và tiêu diệt các mầm bệnh.
- Phương pháp ủ thường được sử dụng với chất độn chuồng và phân vật nuôi.
3. Xử lí nhiệt
- Phương pháp xử lý nhiệt đất dùng nhiệt độ cao để giảm kích thước chất thải trước khi xử lý tiếp.
- Đốt chất thải an toàn và tiêu diệt bào tử vi khuẩn.
- Phương pháp đơn giản, dễ áp dụng và năng lượng phát sinh có thể được tận dụng cho các mục đích khác.
4. Lọc khí thải
- Không khí trong chuồng nuôi chứa bụi, ammonia và hợp chất gây mùi.
- Hệ thống chuồng kín có lọc không khí trước khi xả thải ra ngoài.
- Giảm khí gây mùi bằng kĩ thuật tách khí nhưng thường có chi phí cao.
- Bảo vệ môi trường chăn nuôi là giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ sức khoẻ con người và vật nuôi.
- Các giải pháp bảo vệ môi trường chăn nuôi sẽ tập trung vào (i) giảm phát sinh chất thải từ chăn nuôi, (ii) xử lí tốt chất thải.
+ Công nghệ sinh học trong giảm thiểu phát sinh chất thải chăn nuôi
+ Công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi