Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 5: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đệm lót sinh học (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các bước tạo đệm lót sinh học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu video cho HS quan sát và hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục III trang 23 SGK thực hiện yêu cầu : Quan sát hình 5.1 và mô tả các bước tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Hình 5.1. Các bước tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi https://youtu.be/1BGgliXE2xs (2:36 – 3:23) - GV hướng dẫn HS tra cứu thông tin trên internet để tìm hiểu quy trình tạo đệm lót sinh học cho một số đối tượng vật nuôi phổ biến. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi của GV - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện virus gây bệnh ở vật nuôi. |
III. Các bước tạo đệm lót sinh học - Các bước tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi : + Bước 1: Rải một lớp chất độn chuồng dày từ 20 cm đến 30 cm (lớp thứ nhất), dùng nước sạch tưới ẩm đều lớp độn chuồng + Bước 2: Tưới hoặc rắc đều một lượng chết phẩm vi sinh phù hợp lên bề mặt lớp độn chuồng + Bước 3: Rải tiếp lớp chất độn chuồng dày từ 20 cm đến 30 cm (lớp thứ hai) lên trên lớp độn chuồng thứ nhất, dùng nước sạch tưới ẩm lớp độn chuồng + Bước 4: Tưới hoặc rắc đều lượng chế phẩm vi sinh còn lại lên bề mặt lớp độn chuồng + Bước 5: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng hạt hoặc nylon, sau từ 2 đến 3 ngày có thể thả vật nuôi vào chuồng
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Phân tích vai trò của các vi sinh vật trong đệm lót sinh học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài luyện tập SGK trang 23.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bà, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài luyện tập SGK trang 23:
- Một số vi sinh vật có khả năng bám quanh chất thải hữu cơ và tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất thải bằng quá trình oxy hoá và lên men hiếu khí, vì vậy chúng có khả năng phân huỷ chất thải chăn nuôi tạo ra sinh khối vi sinh vật cùng các chất dễ hấp thụ cho cây trồng.
- Một số vi sinh vật tham gia vào quá trình này: Bacillus subtilis và Bacillus licheniformi có khả năng sinh các enzyme phân giải cellulose, tinh bột. Streptomyces sp. có khả năng sinh chất kháng sinh và các enzyme phân giải cellulose, tinh bột, protein. Lactobacillus plantarum và Lactobacillus acidophilus có khả năng lên men lactic, sinh bacteriocin ức chế vi khuẩn gây thối, cùng với Streptomyces có khả năng khử mùi rất mạnh. Saccharomyces cerevisiae có khả năng lên men rượu làm cho đệm lót có mùi thơm, đồng thời kích thích sinh trưởng của các vi sinh vật khác khác.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm bài tập vận dụng:
Hãy đề xuất loại đệm lót sinh học phù hợp với thực tiễn chăn nuôi tại gia đình, địa phương em.
- GV hướng dẫn các em xem tranh ảnh, video trên internet hoặc các phương tiện truyền thông về một số đệm lót sinh học thường được sử dụng. Sau đó HS có thể tự mô tả các bước tạo đệm lót chăn nuôi cho một loại vật nuôi cụ thể và nộp lại sản phẩm cho GV vào buổi học tiếp theo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, vận dụng kiến thức đã học thực hiện bài tập vận dụng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trình bày sản phẩm của mình trong buổi học tiếp theo.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tổng kết các kiến thức cần thiết cho bài tập vận dụng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Làm bài tập trong SBT.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 6: Giới thiệu về động vật cảnh.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối CĐ 1 Bài 5: Ứng dụng công nghệ, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi kết nối CĐ 1 Bài 5: Ứng dụng công nghệ