Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới cánh diều CĐ Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3.2. Tìm hiểu về nghệ thuật thời Nguyễn
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc
- Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn và rút ra nhận xét.
- Giới thiệu một công trình kiến trúc nổi bật của kinh thành Huế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thac Hình 29, 30, tư liệu, mục Em có biết, thông tin trong mục 1a SGK tr.21, 22 và trả lời câu hỏi: Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn và rút ra nhận xét. - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về kiến trúc thời Nguyễn: Đàn Xã Tắc (Huế) Đền Bà Triệu (Thanh Hóa) - GV liên hệ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Giới thiệu một công trình kiến trúc nổi bật của kinh thành Huế. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao kiến trúc tôn giáo thời Nguyễn không còn nở rộ như thời Lê trung hưng? (Gợi ý: Các vua triều Nguyễn đề cao Nho giáo, không còn tôn sùng Phật giáo như thời các chúa Nguyễn. Có giai đoạn vua Gia Long, vua Tự Đức còn cấm nhân dân không được xây chùa mới). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn và rút ra nhận xét. - GV mời đại diện 2 HS trả lời 2 câu hỏi mở rộng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Kiến trúc thời Nguyễn phát triển mạnh mẽ, có sự kế thừa kiến trúc truyền thống qua các thời kì trước đó, để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. + Tiếp thu những nét đặc sắc về kiến trúc của Trung Hoa và vận dụng hiệu quả kiến trúc thành quân sự phòng ngự Vô-băng của Pháp. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
2. Nghệ thuật thời Nguyễn a. Kiến trúc - Kiến trúc cung đình: + Quần thể kiến trúc kinh thành Huế rộng lớn, đa dạng: Kinh thành, Hoàng Thành, Tử cấm thành. ● Trung tâm của Kinh thành Huế là khu Đại Nội (140 công trình). ● Mỗi công trình có chức năng riêng biệt, được xây dựng và trang trí độc đáo (Ngọ Môn, Điện Thái Hòa,…). ● Ở ngoại ô có các lăng tẩm. + Xây dựng nhiều thành trì ở Cao Bằng, Hà Nội, Vĩnh Long,… - Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian: + Kiến trúc tôn giáo không còn nở rộ, nhưng chùa, tháp vẫn được trùng tu, xây dựng mới. Tiêu biểu là chùa Dâu, chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Tam Bảo (Kiên Giang),… + Xây mới, tu sửa đình làng tiếp tục được duy trì. Việc xây dựng đình làng ở Nam Bộ phổ biến hơn. Tiêu biểu là đình thần Hưng Long (Bình Phước), đình Mỹ Kiên (Kiên Giang), đình Tân Lộc Đông (Cần Thơ),…
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Hình 31 – 33, thông tin trong mục 2b SGK tr.23, 24 và và hoàn thành Phiếu học tập số 6: Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn. https://www.youtube.com/watch?v=YZwIGb476TQ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về điêu khắc thời Nguyễn: Cửu vị thần công (Huế) - GV liên hệ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Giới thiệu một sản phẩm điêu khắc thời Nguyễn mà em ấn tượng nhất. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao dưới thời Nguyễn, hình tượng rồng được đắp nổi bằng sành sứ trở thành chủ đề trang trí phổ biến ở các công trình kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian? (Gợi ý: Nhà Nguyễn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng cai trị, vua nắm quyền lực cao nhất; rồng là biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh của nhà vua, hầu hết các công trình kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian ở các địa phương đều có biểu tượng rồng). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn và rút ra nhận xét. - GV mời đại diện 2 HS trả lời 2 câu hỏi mở rộng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
b. Điêu khắc Kết quả Phiếu học tập số 6 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2. |
||||||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
|
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về nghệ thuật mĩ thuật
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về nghệ thuật mĩ thuật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 34, 35, mục Em có biết, thông tin trong mục 2c SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Mô tả những nét cơ bản về mĩ thuật thời Nguyễn và rút ra nhận xét.
- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về mĩ thuật thời Nguyễn: Tranh gương minh họa thơ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả những nét cơ bản về mĩ thuật thời Nguyễn và rút ra nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Dấu ấn tiêu biểu của hội họa thời Nguyễn là những bức tranh trang trí kết hợp với thơ văn ở các công trình kiến trúc, gắn với chủ đề tứ linh, tứ quý, rồng, hạc, cây cỏ, hoa lá, chim muông,… + Xuất hiện dòng tranh gương (tranh kính) trong cung đình do triều Nguyễn đặt hàng từ Trung Quốc. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
c. Mĩ thuật - Việc trang trí nội thất cung đình được các vua triều Nguyễn rất chú trọng. Vật dụng cá nhân, đồ dùng hằng ngày của vua, hoàng tộc (ấm chén uống trà, bát ăn, đĩa),… được chế tác công phu, tinh xảo. - Mĩ thuật dân gian tiếp tục phát triển, nhiều loại hình, sử dụng nhiều chất liệu khác nhau: + Các dòng tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình tiếp tục phát triển. + Chủ đề là phong cảnh làng quê, cuộc sống thường ngày (chăn trâu, thổi sáo, cày ruộng,…) nhân vật lịch sử (Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo,…). |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Cánh diều CĐ Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật