Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Hoạt động 2. Chiến tranh và hòa bình từ sau năm 1945 đến nay. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nguyên nhân, đặc điểm của Chiến tranh lạnh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nguyên nhân, đặc điểm của Chiến tranh lạnh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 8, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1a SGK tr.36, 37 và trả lời câu hỏi: Nêu những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh. - GV hướng dẫn các nhóm tìm những từ khóa nói về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh: đối đầu, mâu thuẫn, lợi ích chiến lược, mối đe dọa, chiến lược, cô lập,… - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV dẫn dắt: Chiến tranh lạnh có những đặc điểm khác biệt so với các cuộc chiến tranh đã từng diễn ra trong lịch sử. - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, khai thác Hình 9 SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Nêu những đặc điểm của Chiến tranh lạnh. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân, đặc điểm của Chiến tranh lạnh. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng về tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế,…. Giữa hai cực do Mỹ - Liên Xô đứng đầu trong những năm 1947 – 1989. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là sự đối lập sâu sắc về hệ tư tưởng, về quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - GV mở rộng: Thuật ngữ lạnh được sử dụng vì không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng giữa hai siêu cường, nhưng họ đã ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị, nó được gọi là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
II. Chiến tranh và hòa bình từ sau năm 1945 đến nay 1. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) a. Nguyên nhân, đặc điểm * Nguyên nhân: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Mỹ chuyển sang thế đối đầu, mâu thuẫn về mục tiêu và lợi ích chiến lược. + Liên Xô: chủ tưởng thúc đẩy hòa bình, hợp tác và duy trì an ninh trên thế giới. + Mỹ, Anh và các nước tư bản: đề ra một loạt chiến lược về kinh tế, chính trị, quân sự nhằm bao vây, cô lập Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới. - Tháng 6-1947, Mỹ công bố kế hoạch Mác-san, thành lập các liên minh quân sự: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949), Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO, 1954),... - Năm 1949: Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1949) và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (5-1955). → Cuộc đối đầu giữa phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa kéo dài từ 1947 - 1989. * Đặc điểm: - Chi phối quan hệ quốc tế toàn cầu, lôi kéo phần lớn các nước trên thế giới tham gia. - Là cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu. - Cuộc đối đầu diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực. - Quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, các cuộc chiến tranh cục bộ và chạy đua vũ trang diễn ra trên quy mô toàn cầu. - Liên Xô và Mỹ vẫn có những cuộc thương lượng để tìm cách hòa hoãn, thỏa hiệp với nhau. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về hậu quả của Chiến tranh lạnh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về hậu quả của Chiến tranh lạnh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, làm việc theo kĩ thuật X-Y-Z và thực hiện nhiệm vụ: Khai thác thông tin mục 1b SGK tr.38, 39 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Đánh giá những hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh về hậu quả của Chiến tranh lạnh: Một đầu đạn hạt nhân nặng 63 ki-lo-ton phát nổ dưới nước do Mỹ thực hiện tại đảo san hô Bikini vào tháng 7/1946 Chiến tranh lạnh khiến cho hàng triệu người chết Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS đánh giá những hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng theo Phiếu học tập số 3. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chiến tranh lạnh để lại những hậu quả to lớn, lâu dài cho thế giới nói chung. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
b. Hậu quả Kết quả Phiếu học tập số 3 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Cánh diều CĐ 2 Hoạt động 2. Chiến tranh và, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 2 Hoạt động 2. Chiến tranh và