Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 2 Bài 3: Xây dựng dự toán với hàm điều kiện. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS đọc và thảo luận về tình huống mở đầu trong SGK: Chi phí của chuyến đi sẽ thay đổi như thế nào nếu như khách hàng chọn hoặc bỏ chọn dịch vụ "Quay, dựng clip trọn gói"?
- GV cho HS quan sát kết quả Báo giá khi thay đổi các phương án tích chọn dịch vụ.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt: Sau hai bài đầu tiên, chúng ta đã hoàn thiện các bước thu thập dữ liệu đầu vào cho chương trình báo giá. Công việc tiếp theo, chúng ta sẽ thực hiện tính toán với các dữ liệu đó để lập được dự toán kinh phí cho chuyến đi trước khi đưa ra báo giá chính thức cho khách hàng.
- GV đặt vấn đề cho HS: Theo em, chi phí của chuyến đi sẽ thay đổi như thế nào khách hàng chọn hoặc bỏ chọn dịch vụ "Quay, dựng clip trọn gói"? Làm thế nào để chương trình tự động tính toán các chi phí mỗi khi các dữ liệu đầu vào thay đổi như vậy?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:
Nếu khách hàng không chọn dịch vụ "Quay, dựng trọn gói", chi phí của dịch vụ đó sẽ bằng 0 đồng, ngược lại, nếu khách hàng có chọn, chi phí của dịch vụ này bằng 2.000.000 đồng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sơ đó dẫn dắt vào bài học:
Bảng tính cung cấp công cụ để chương trình tự động tính toán các chí phí mỗi khi các dữ liệu đầu vào thay đổi, đó là hàm điều kiện. Đây cũng là nội dung chính chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 3: Xây dựng dự toán với hàm điều kiện.
Hoạt động 1: Hàm điều kiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS theo dõi SGK tr.37, GV giảng giải để HS hiểu ví dụ minh họa ở Hình 3.1: Khi đánh giá xếp loại trong một môn học, nếu tổng điểm đạt được qua các bài kiểm tra lớn hơn 30, HS được đánh giá là "Đạt", ngược lại là "Chưa đạt". - GV yêu cầu HS nêu thêm các ví dụ về việc cần hàm điều kiện mà HS gặp trong cuộc sống hàng ngày. - GV cho HS đọc thông tin SGK tr.37 và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu và giải thích cú pháp của hàm IF. - GV yêu cầu HS diễn giải cách thực hiện của hàm IF như ví dụ trong SGK. - GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ trong hộp kiến thức: Hàm điều kiện IF cho phép thực hiện so sánh giữa hai giá trị và trả về kết quả tương ứng với từng trường hợp: + Phép so sánh có kết quả là Đúng (TRUE). + Phép so sánh có kết quả là Sai (FALSE). - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành Câu hỏi SGK tr.38: 1. Tiếp tục điền công thức cho ô C3, C4 trong Bảng đánh giá xếp loại môn học trên Hình 3.1. 2. Trong bảng dự toán kinh phí dưới đây, ô C3 có công thức như sau: = IF(B3=TRUE;650000;0) - Hãy giải thích ý nghĩa công thức của ô C3. - Với ý nghĩa đó, có thể thay công thức trên bằng công thức = IF(B3=FALSE;0;650000) được không? Tại sao? - GV cho HS đọc và giải thích phần Lưu ý, HS sẽ gặp và sử dụng kiến thức này trong bài thực hành: Trong trường hợp một ô chỉ mang giá trị là TRUE hoặc FALSE như ô B3, ta không cần viết đầy đủ biểu thức điều kiện là B3 = TRUE trong công thức lệnh IF, mà chỉ cần viết tắt là B3. Công thức tại ô C3 như sau: = IF(B3;650000;0) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung thông tin SGK tr.37, 38, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ. - HS trả lời Câu hỏi SGK tr.38 để củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
Hàm điều kiện - Ví dụ về việc cần hàm điều kiện: Xếp loại học lực của các sinh viên: + Sinh viên có điểm trung bình từ 9 điểm trở lên xếp loại "Giỏi". + Sinh viên có điểm trung bình từ 7 điểm đến dưới 9 điểm xếp loại "Khá". + Sinh viên có điểm trung bình từ 5 điểm đến dưới 7 điểm xếp loại "Trung bình". + Sinh viên có điểm trung bình dưới 5 điểm xếp loại "Yếu". - Cú pháp của hàm điều kiện: IF(logical_test;[value_if_true]; [value_if_false]) Trong đó: + logical_test: biểu thức điều kiện + value_if_true: giá trị trả về nếu biểu thức điều kiện cho kết quả đúng. + value_if_false: giá trị trả về nếu biểu thức điều kiện cho kết quả sai. - Ví dụ: Trong bảng dữ liệu trên Hình 3.1, công thức của ô C2 là = IF(B2>30;"Đạt";"Chưa đạt") có nghĩa là: + Nếu giá trị ở ô B2> 30, ô C2 sẽ có giá trị là "Đạt". + Nếu giá trị ở ô B2 ≤ 30, ô C2 sẽ có giá trị là "Chưa đạt". Câu hỏi (SGK - tr.38) 1. Công thức các ô C3, C4 lần lượt là: = IF(B3>30;"Đạt";"Chưa đạt") = IF(B4>30;"Đạt";"Chưa đạt") 2. - Ý nghĩa công thức của ô C3: Nếu giá trị của ô B3 là TRUE thì ô C3 có giá trị là 650000, còn nếu không, giá trị ô C3 = 0. - Có thể thay thế bằng công thức = IF (B3 = FALSE;0;650000) vì ý nghĩa của công thức này là: Nếu giá trị của ô B3 là FALSE thì ô C3 có giá trị là 0, còn nếu không, giá trị ô C3 = 650000. → Như vậy, cả 2 công thức của ô C3 đề cho thấy, nếu khách hàng có lựa chọn dịch vụ hướng dẫn viên thì điền 650000 vào cột Đơn giá và ngược lại, nếu khách hàng không lựa chọn dịch vụ hướng dẫn viên, thì đơn giá của dịch vụ này bằng 0.
|
Hoạt động 2: Thực hành
- Xây dựng Bảng dự toán kinh phí theo mẫu trên Hình 3.4 và điền dữ liệu vào các vùng A2: C14 bằng các lệnh đã học.
- Sử dụng hàm IF để điền đơn giá dịch vụ vào Bảng dự toán.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát Hình 3.4 để hình dung được công việc cần thực hiện trong bài thực hành 3 này và hình dung các công cụ cần sử dụng trước khi đi vào từng nhiệm vụ cụ thể: - Sau khi HS hiểu được nhiệm vụ chung của bài Thực hành, GV cho HS đọc hiểu và thực hiện từng nhiệm vụ tiếp theo: Nhiệm vụ 1: Xây dựng Bảng dự toán kinh phí theo mẫu trên Hình 3.4 và điền dữ liệu vào các vùng có nền màu hồng A2: C14 bằng các lệnh đã học. - GV yêu cầu các nhóm đọc và làm theo hướng dẫn. - GV lưu ý HS: + Tuân thủ việc mở tệp, lưu tệp dưới tên mới và tạo trang tính Bài 3 như yêu cầu. + HS nên thiết kế biểu mẫu đúng mẫu, đặt các ô tiếp nhận dữ liệu đúng địa chỉ và trình bày gọn gàng, đẹp mắt. Nhiệm vụ 2: Sử dụng hàm IF để điền đơn giá dịch vụ vào vùng màu xanh trong Bảng dự toán - GV yêu cầu các nhóm đọc kĩ và làm theo hướng dẫn trong SGK. - GV lưu ý, việc thảo luận ở Bước 1 là rất quan trọng, là bước để dẫn dắt HS hình thành nhu cầu sử dụng hàm điều kiện và tư duy về hoạt động của hàm, từ đó, xây dựng được công thức của hàm để giải quyết yêu cầu đặt ra. - GV yêu cầu các nhóm phân công sao cho mọi thành viên trong nhóm đều được thực hiện nhiệm vụ một cách thành thạo và chính xác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc kĩ và làm theo hướng dẫn trong SGK. - Trong quá trình thực hành, GV quan sát và giải đáp thắc mắc, các tình huống phát sinh của các nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS lưu lại bài đã hoàn thành và báo cáo kết quả thực hành với GV. - GV nhận xét, đánh giá bài thực hành của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
Thực hành Nhiệm vụ chung: Từ các thông tin đầu vào đã có sau tiết thực hành Bài 2, xây dựng Bảng dự toán kinh phí như mẫu tại Hình 3.4. Xây dựng Bảng dự toán kinh phí theo mẫu trên Hình 3.4 và điền dữ liệu vào các vùng có nền màu hồng A2: C14 bằng các lệnh đã học. - Bước 1: Mở tệp Bảng tính chương trình báo giá, lưu lại với tên mới là CT. Baogia. - Bước 2: Tạo cấu trúc bảng dự toán với các định dạng, nhập công thức như Hình 3.4: + Công thức ô B11 là ='Bài 2'!C10, thực hiện tương tự để điền công thức cho các ô B12:B14. + Công thức ô B5 là = B4 + 1 - Bước 3: Kiểm tra tính đúng đắn của công thức. Nhiệm vụ 2: Sử dụng hàm IF để điền đơn giá dịch vụ vào vùng màu xanh trong Bảng dự toán - Bước 1: Thảo luận nhóm theo các ý sau: + Đơn giá các dịch vụ này nằm ở bảng nào mà nhóm đã tạo trong tệp tin Chương trình báo giá. + Điều kiện để điền giá của dịch vụ là gì? - Bước 2: Xây dựng công thức cho ô D11: = IF(B11;'Bài 1'!B10;0) - Bước 3: Kiểm tra tính đúng đắn của công thức. |
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10 kết nối CĐ 2 Bài 3: Xây dựng dự toán, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 kết nối tri thức CĐ 2 Bài 3: Xây dựng dự toán